• Trang chủ
  • Tin tức
    • » Quốc tế
    • » Trong nước
    • » Tỉnh BR-VT
    • » TP. Bà Rịa
  • Tổ chức giáo hội
    • » Ban Trị sự GHPGVN Tỉnh
    • » Ban trị sự GHPGVN TP. Bà Rịa
    • » Văn bản quốc hội
    • » Tham Luận
  • Phật sự
    • » Thông báo
    • » Thông bạch
    • » Phật sự trong nước
    • » Phật sự các chùa
  • Văn bản
  • Văn hóa
    • » Danh tăng
    • » Nghệ thuật
    • » Ẩm thực chay
    • » Lễ hội
    • » Phật giáo Việt Nam
    • » Lịch sử Phật giáo
    • » Nhân vật Phật giáo thế giới
  • Thư viện
    • » Văn học
    • » Nghi Lễ
    • » Kinh điển
    • » Nghệ Thuật
    • » Luận tạng
    • » Tham luận - Kỷ yếu
  • Phật học
    • » Bắt đầu học Phật
    • » Nghiên cứu
    • » TÂM SỰ NGƯỜI TU-HT. Thích Thông Không
    • » Phật pháp
    • » Thiền tông
    • » Tịnh độ tông
    • » Mật tông
  • Pháp âm
    • » Kinh tụng
    • » Thuyết pháp
    • » Giới Luật
    • » Kinh Dược Sư
    • » Kinh diệu pháp liên hoa
    • » Tịnh độ trong Pháp hoa
    • » Tụng kinh vô lượng thọ
  • Từ thiện
    • » Tin từ thiện
    • » Hoạt động từ thiện khác
    • » Sức khỏe
  • Tự viện
    • » Các chùa trong nước
    • » Các chùa trên thế giới
    • » Trong Thành phố Bà Rịa
Những người cùng tôi đồng một hạnh.   Cầu được sanh chung các cõi nước.   Thân, khẩu, ý, nghiệp đều đồng nhau.   Tất cả hạnh mầu cùng tu tập...
Tìm

Văn hóa >> Lịch sử Phật giáo

Lịch sử Phật Giáo Ấn Độ

Ngày đăng: 15-05-2025 - Lượt xem: 1636

 

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ
Pháp sư Thánh Nghiêm - Thích Tâm Trí dịch
-------------o0o-------------

 

LỜI NGƯỜI DỊCH

Muốn hiểu lịch sử của một quốc gia, một tôn giáo v.v... điều cần yếu là sự thật. Nhưng thế nào là sự thật? Nhất là sự thật lịch sử. Bởi thường thì người ta hay đứng trên một quan điểm nào đó để viết sử; nếu thiếu tinh thần khách quan và trách nhiệm, sự thật của lịch sử cũng theo đó mà bị dị dạng!

Được biết người Ấn Độ thời ấy - thời đức Phật tại thế - họ không quan tâm đến việc ghi chép các biến cố xảy ra của đất nước họ; đúng hơn, họ không có khái niệm về việc ghi chép lịch sử biên niên. Theo họ, những biến cố của biên niên sử chỉ là chuyện nhất thời và mau chóng qua đi,và nó chẳng giúp được gì trong việc thiền quán tư duy và khổ tu để sớm giải thoát kiếp người vô thường giả tạm này, mục đích nhắm tới và cũng là mối bận tâm của họ là tìm về cội nguồn an tịnh của thế giới tâm linh, đó là thể nhập về với đại thể của Phạm thiên nơi cõi vĩnh hằng. Do đó, mà trong cả nghìn năm, lịch sử của đất nước Ấn Độ "cơ hồ như tờ giấy trắng". Phật giáo Ấn Độ cũng ở trong xu hướng đó.

Trước năm 1975, ở miền Nam Việt Nam cố Hòa thượng Thích Thanh Kiểm có viết một cuốn Lịch sử Phật giáo Ấn Độ. Nay chúng tôi dịch bộ sử này của pháp sư Thánh Nghiêm là nhằm cung cấp thêm nguồn sử liệu cho việc học tập và nghiên cứu của các vị Tăng Ni sinh, và các giới độc giả. Đây là bộ Thông sử - sử mang tính phổ thông - chứ không chuyên khảo như cuốn The Historical Budda của tiến sĩ người Đức, ông H.W.Schumann, và được Trần Phương Lan dịch với tựa Đức Phật Lịch Sử.

Nhận thấy pháp sư Thánh Nghiêm viết bộ Thông sử này với nguồn sử liệu hết sức phong phú, trong đó có những sự kiện mà bình thường không thể đọc đến được.

Sở dĩ chúng tôi dịch bộ sử này là nhờ sự cổ vũ và động viên của quí Đạo lữ và bằng hữu sau khi đọc bản dịch Lịch sử Phật Giáo Tây Tạng của chúng tôi. Chúng tôi cũng được anh Thanh Nguyên - một người chuyên việc ấn loát kinh sách - đề nghị là nên tiếp tục dịch trọn bộ thông sử của pháp sư Thánh Nghiêm. Bộ Thông sử này gồm bốn quyển: Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ, Lịch Sử Phật Giáo Trung Quốc Khái Thuyết, Lịch Sử Phật Giáo Tây Tạng, Lịch Sử Phật Giáo Nhật Bản - Hàn Quốc. Theo anh "ngài Thánh Nghiêm là một học giả lớn của Phật giáo Trung Hoa, nên bộ sử do ngài viết chắc chắn có giá trị nhất định của nó".

Chúng tôi xin hồi hướng công đức của hai Phật tử đã hoan hỷ cúng tịnh tài để in ấn tặng tập sách này.

Sau cùng, xin thưa là bản thân chúng tôi tuy có học chữ Hán, nhưng không phải là dịch giả chuyên nghiệp. Do đó, không sao tránh khỏi sai sót, kính mong thức giả niệm tình chỉ giáo.

Tâm Trí cẩn chí


LỜI NGƯỜI BIÊN TẬP

Ba tác phẩm lớn viết về sử Phật giáo của sư phụ Thánh Nghiêm, đó là: Ấn Độ Phật giáo Sử, Tây Tạng Phật Giáo Sử và Nhật - Hàn Phật Giáo Sử. Nguyên ba tác phẩm trên trước đây được viết chung thành một bộ với tên gọi: Thế Giới Phật Giáo Thông Sử, và do Đông Sơ Xã - tiền thân của Pháp Cổ Văn Hóa xuất bản và phát hành rộng rãi vào năm 1969

Nhờ vào bối cảnh học thuật tinh nghiêm, vào công phu tu chứng sâu dày, vào lý niệm giáo dục quảng bác, cộng với Bồ đề bi nguyện vô cùng thâm thiết của sư phụ, mới có được sự thành tựu vừa bao quát về nhiều mặt, vừa mang đặc tính độc đáo của bộ sách. Sách có nội dung sâu sắc về ý tưởng, dễ hiểu về ngôn từ, sử liệu phong phú hoàn chỉnh, khảo chứng tinh xác rõ ràng, văn bút ưu mỹ lưu loát, nhờ đó mà sách được sự hoan hỷ đón nhận của đại chúng cả trong và ngoài Phật giáo một cách phổ biến. Sách cũng nhận được sự trọng thị cũng những lời bình sâu sắc, tốt đẹp của giới học thuật. So với những sách cùng loại thì đây quả là bộ sách "hy hữu nan đắc" (ít có khó được). Trước đây sách được tái bản nhiều lần, năm 1963 sách mới được đưa vào Pháp Cổ Toàn Tập.

"Thông Sử"nguyên là bộ sách có bài tựa nghiêm cẩn, mạch lạc rõ ràng, chia ra chương mục khiến người đọc ưa thích, và coi đây là một trước tác được kết cấu hoàn chỉnh giữa ba bản sách. Vì vậy, một mặt Pháp Cổ Văn Hóa cố gắp đáp lại sự nhiệt liệt hưởng ứng của đa số độc giả, mặt khác nhân vào biến thiên của thời đại, theo đó tạo ra phương tiện ưa thích đọc cho độc giả. Do đó, mới đem bộ sách của sư phụ theo thứ tự biên chép mới lại cho thật hoàn chỉnh, rồi tùy theo địa khu mà chia thành ba sách. Sự phân chia này vẫn tuân theo diện mạo của sách mà giới độc giả đã biết qua. Việc làm này cũng là nhằm thỏa mãn yêu cầu của người đọc.

Sư phụ Thánh Nghiêm từng nói đối với tôn giáo vừa có nguồn gốc lâu đời, vừa có tính "bác đại tinh thâm" thì nên có shư hiểu biết tường tận, đầy đủ. Muốn vậy, có thể dựa vào sử học để có được sự hiểu biết như vừa nêu quả không còn gì tốt hơn.

Phật giáo phát nguyên từ Ấn Độ hơn hai nghìn năm trước, về sau do nhân duyên biến hóa lưu chuyển mà Phật giáo có sự phân chia bộ phái. Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc. Điều đó không chỉ là do quá trình phát triển của tôn giáo, mà điều đó còn mang ý nghĩa chân chính về văn hóa và tư tưởng của nhân loại, xét về mặt lịch sử phát triển.

Theo sử liệu viết tay phong phú và khách quan, cộng với kiến giải qua bút pháp đặc biệt độc đáo của sư phụ Thánh Nghiêm, thì đây đúng là một bộ sách hay được kết hợp giữa lịch sử, học thuật và tôn giáo trong nền văn hóa Phật giáo. Bộ sách lấy hoàn cảnh của xã hội, sự biến thiên của thời đại làm bối cảnh. Lấy hoạt động của giáo đoàn, tư tưởng của giáo lý làm "kinh tuyến".

Như vậy sách không chỉ dành cho tín đồ Phật giáo có thêm sự hiểu biết về tôn giáo mình, mà còn giúp cho giới nhân sỹ thuộc mọi giai tầng xã hội có thêm sử liệu để nghiên cứu. Có thể nói, bất luận là người đọc ở trong bối cảnh nào khi đọc xong bộ sách này cũng đều cảm thấy hoan hỷ, vừa ý.


MỤC LỤC

 CHƯƠNG I: NGUỒN GỐC
Tiết 1: Ấn Độ và dân chúng
Tiết 2: Tôn giáo ở Ấn Độ
Tiết 3: Triết học Ấn Độ
 CHƯƠNG II: THÍCH CA THẾ TÔN
Tiết 1: Bối cảnh thời đại đức Thích Tôn
Tiết 2: Sự giáng sinh và thành đạo của đức Thích Tôn
Tiết 3: Chuyển pháp luân
Tiết 4: Sự hành hóa của đức Thích Tôn và giáo đoàn La hán đệ tử
 CHƯƠNG III: NGUYÊN THỈ PHẬT GIÁO VÀ TAM TẠNG THÁNH ĐIỂN
Tiết 1 - 2: Phật giáo nguyên thỉ
Tiết 3: Cuộc kết tập tại thành Vương Xá
Tiết 4: Cuộc kết tập tại thành Tỳ Xá Ly
Tiết 5: Thánh điển thời sơ kỳ
 CHƯƠNG IV: VUA A DỤC VÀ ĐẠI THIÊN
Tiết 1: Công sự của vua A Dục
Tiết 2: Bộ phái Phật giáo và Đại Thiên
 CHƯƠNG V: SỰ PHÂN CHIA BỘ PHÁI PHẬT GIÁO
Tiết 1: Phân hệ và phân phái
Tiết 2: Tư tưởng bộ phái
 CHƯƠNG VI: GIÁO NGHĨA CỦA ĐẠI CHÚNG BỘ VÀ HỮU BỘ
Tiết 1: Hai bộ phái căn bản
Tiết 2: Sự phát đạt của A Tỳ Đạt Ma
Tiết 3: Lược thuật khái quát luận Cu Xá
 CHƯƠNG VII: NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU VUA A DỤC VÀ SAU ĐÓ
Tiết 1: Sự hưng suy của vương triều
Tiết 2: Phật giáo với vua Ca Nhị Sắc Ca
Tiết 3: Nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ
 CHƯƠNG VIII: THỜI KỲ ĐẦU CỦA PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA
Tiết 1: Căn nguyên của Đại thừa Phật giáo
Tiết 2: Sự hưng khởi của Đại thừa thời sơ kỳ
Tiết 3: Kinh điển Đại thừa ở thời sơ kỳ
 CHƯƠNG IX: PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA HỆ LONG THỌ & KINH ĐIỂN CỦA HỆ NÀY VỀ SAU
Tiết 1: Bồ tát Long Thọ
Tiết 2: Người kế hậu của Long Thọ
Tiết 3: Kinh điển Đại thừa sau Long Thọ
 CHƯƠNG X: PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA HỆ VÔ TRƯỚC
Tiết 1: Bồ tát Vô Trước
Tiết 2: Bồ tát Thế Thân
Tiết 3: Các luận sư sau Thế Thân
 CHƯƠNG XI: VƯƠNG TRIỀU CẤP ĐA VÀ PHẬT GIÁO SAU VƯƠNG TRIỀU NÀY
Tiết 1: Phật giáo dưới vương triều Cấp Đa
Tiết 2: Phật giáo với vương triều Phạt Đàn Na
Tiết 3: Sự giao thiệp giữa Phật giáo với ngoại đạo
 CHƯƠNG XII: TỪ THỜI MẬT GIÁO THỊNH HÀNH ĐẾN PHẬT GIÁO CẬN ĐẠI
Tiết 1: Uyên nguyên của Mật giáo
Tiết 2: Sự hưng vong của Mật giáo
Tiết 3: Phật giáo Ấn Độ thời cận đại

Bài viết cùng chủ đề:

  • Đầu năm thực tập lời chúc an lành
  • Nghi thức tổ chức lễ Hằng Thuận
  • Temple of Heaven
  • Lãnh đạo tỉnh thăm và chúc tết BTS GHPGVN TP. Bà Rịa
  • Những bài học vô lý từ lớp đa cấp
  • Những điều cần làm để không bị cảm cúm mùa đông
  • Báo cáo tổng kết Phật sự năm 2019
  • Đại diện Đội An ninh Công an TP.Bà Rịa sinh hoạt tại Hạ trường Chùa Long Quang
  • BAN TRỊ SỰ GHPGVN THÀNH PHỐ BÀ RỊA TÁC PHÁP AN CƯ
  • CHÙA TỊNH QUANG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU-NGÀY 14.7.GIÁP THÌN-2024

VIDEO
  • ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN 2024-BAN TRỊ SỰ GHPGVN TP. BÀ RỊA
  • Triển Khai Hiến Chương Giáo Hội - Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn Chủ Tịch HĐTSTW
  • Lễ khai mạc Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần 7 (2012-2017)
  • Đại lễ Khánh Thành Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh
  • Cuộc Đời và Đạo Nghiệp Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thanh Bích
  • GHPGVN TP. Đà Nẵng Thiết trí Lễ đài Phật đản PL. 2560 - DL. 2016
  • Diễu hành xe hoa Mừng Phật Đản PL.2562 - BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
  • Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu-Cuộc Đời & Đạo Nghiệp
  • Phật Giáo Thành Phố Bà Rịa - Kính Mừng Lễ Phật Đản PL: 2562 - DL: 2018
  • ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK BAN TRI SỰ PHẬT GIÁO TP-BÀ RỊA -PL:2563- DL:2019 ngày 13/4/Kỷ Hợi (17/5/2019)
  • CHỮ TÂM TRONG ĐẠO PHẬT-TT.THÍCH TRÍ
Tin Nổi Bật
  • Ban Từ thiện xã hội PG TP.Bà Rịa tổ chức Phiên chợ 0 đồng trước thềm xuân Giáp Thìn
  • LỊCH SINH HOẠT TRƯỜNG HẠ PL.2567 - DL.2023
  • Ban Trị sự GHPGVN TP.Bà Rịa tham dự Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua năm 2022
  • TP.BÀ RỊA BẾ GIẢNG KHÓA AN CƯ PL.2566
  • TP. Bà Rịa: Buffet chay gây quỹ ủng hộ Đại hội PG tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
  • Thượng toạ Thích Kiến Tánh sinh hoạt Đại cương các bộ luật Phật giáo tại Hạ trường Chùa Long Quang
  • Ni trưởng Thích Nữ Thuần Trí với chủ đề Mục đích và ý nghĩa cuộc sống tại Hạ trường Chùa Bảo Hải
  • NS. Thích Nữ Linh Viên giảng Tín Tâm Minh (tiếp theo) tại Hạ trường Chùa Bảo Hải
  • NT. Thích Nữ Như Từ quang lâm thăm hỏi Hạ trường Ni Chùa Bảo Hải
  • ĐĐ. Thích Hoằng Trí chia sẻ pháp thoại "Thiền Tịnh bất nhị" tại Hạ trường Chùa Long Quang
  • TT. Thích Thiện Thuận với pháp thoại chủ đề Tỳ-ni trong đời sống Tăng sĩ tại Hạ trường Chùa Long Quang
  • HT. Thích Giác Hạnh giảng Tứ tất đàn tại Hạ trường Chùa Long Quang
Trang chủ|Giới Thiệu|Liên Hệ|Sơ đồ site
Đang truy cập : 2 - Hôm nay : 344 - Tổng truy cập: 99723
Copyright© 2018 Bản quyền thuộc GHPGVN TP Bà Rịa - Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Tổng biên tập: Thượng tọa Thích Nguyên Bình
Chịu trách nhiệm nội dung: Văn phòng BTS GHPGVN TP. Bà Rịa
Bài vở đóng góp xin gửi về Ban Thông tin Truyền thông GHPGVN TP. Bà Rịa
Email: phatgiaothanhphobaria@gmail.com
Ghi rõ nguồn phatgiaobaria.net khi sử dụng thông tin từ website này.

Thiết kế và chịu trách nhiệm kỹ thuật bởi: Bảo Khánh Từ - ĐT: 0918.699.246