Văn hóa >> Nghệ thuật
Những nguồn hạnh phúc
Ngày đăng: 23-11-2024 - Lượt xem: 1101
Hạnh phúc của sự bám víu
Đức Phật xếp gần như tất cả những gì mà phần đông chúng ta gọi là hạnh phúc vào loại thấp. Ngài gọi đó là “hạnh phúc của dục lạc”. Chúng ta cũng có thể gọi nó là “hạnh phúc của những điều kiện dễ chịu” hay “hạnh phúc của sự bám víu”. Nó bao gồm tất cả những thứ hạnh phúc thế tục chóng qua, có được từ sự đắm chìm trong dục lạc, những sự thoả mãn thân xác và vật chất: hạnh phúc được sở hữu của cải, áo quần thời trang, xe mới, nhà sang; sự hưởng thụ từ việc được nhìn cảnh đẹp, thưởng thức âm nhạc, món ăn ngon, và những cuộc chuyện trò thú vị; sự thoả mãn vì có tài hội hoạ, chơi đàn, hay những thứ đại loại như thế; và hạnh phúc đến từ việc chia sẻ một cuộc sống gia đình đầm ấm.
Chúng ta hãy nhìn thấu đáo hơn về hạnh phúc của dục lạc. Trạng thái ở tầm thấp của nó là sự hoàn toàn đắm chìm trong ngũ dục. Tệ nhất là khi quá đắm chìm trong trạng thái này có thể đưa đến sự truỵ lạc, đồi bại và lệ thuộc. Có thể dễ dàng nhận ra rằng sự đắm chìm trong ngũ dục không phải là hạnh phúc, vì trạng thái khoái lạc nhanh chóng qua đi, và còn có thể để lại cho người ta một cảm giác chán chường, hối tiếc.
Đức Phật đã dạy rằng khi con người trưởng thành về mặt tâm linh, họ sẽ hiểu rằng trên đời có nhiều thứ cao quý hơn ngũ dục. Ngài dùng hình ảnh của một đứa bé yếu đuối bị trói buộc bởi những sợi dây mong manh ở năm điểm: hai cùm tay, hai cẳng chân, và cổ họng. Cũng giống như năm sợi dây này, ngũ dục, có thể trói buộc một đứa bé nhưng không thể làm gì đối với người trưởng thành, vì họ có thể dễ dàng bứt thoát ra. Vì thế, một người có chánh niệm sẽ không bị dính mắc vào ý nghĩ muốn chìm đắm trong ngũ dục, để họ có thể sống một cuộc đời có ý nghĩa và hạnh phúc (Tăng Chi Bộ kinh 80).
Tuy nhiên, có những hạnh phúc thế tục vượt trên các dục lạc tầm thường. Như là thú đọc sách, xem phim, hay những hình thức giải trí khác nhằm làm phấn chấn tinh thần. Hay những niềm vui thế tục cao cả như là giúp đỡ người, duy trì một gia đình hạnh phúc, nuôi dưỡng con cái, cũng như kiếm sống một cách lương thiện.
Đức Phật cũng nhắc đến một vài loại hạnh phúc được chấp nhận hơn. Đó là cảm giác hạnh phúc, tự tại mà bạn có được khi sở hữu những vật chất, của cải đã được tạo ra bằng chính sức lao động lương thiện, khó nhọc của mình. Bạn sẽ tận hưởng tài sản của mình với một lương tâm trong sáng, không sợ bị trả thù hay xâm hại. Tốt hơn thế nữa là hạnh phúc của việc vừa hưởng thụ của cải bạn đã kiếm được một cách lương thiện, đồng thời chia sẻ nó với người khác. Một loại hạnh phúc tự tại đặc biệt khác nữa đến từ việc nhận ra rằng ta hoàn toàn không nợ bất cứ gì, đối với bất cứ ai (Tăng Chi Bộ kinh II (4) VII.2).
Phần đông chúng ta, ngay cả những người có ý thức nhất cũng coi những điều này như là cốt lõi của một cuộc sống đạo đức. Thế thì tại sao Đức Phật coi chúng như thuộc về loại hạnh phúc ở tầm thấp? Vì chúng phụ thuộc vào những điều kiện lý tưởng. Chúng ta càng dựa vào chúng, càng chạy đuổi theo chúng, và cố gắng bám víu vào chúng thì chúng ta càng thêm khổ đau. Nỗ lực đuổi theo của chúng ta sẽ tạo nên tâm lý bực dọc đau khổ và cuối cùng chứng tỏ rằng chúng vô ích; không thể tránh được sự thay đổi của hoàn cảnh. Dầu ta có làm gì đi nữa, ta cũng bị tổn thương và xa cách với những nguồn hạnh phúc cao cả hơn, vững bền hơn.
Một trong những nguồn hạnh phúc này là “hạnh phúc của sự xả ly”, một loại hạnh phúc tâm linh đến từ việc theo đuổi một điều gì đó vượt lên trên những niềm vui thế tục. Một thí dụ quen thuộc là niềm vui đến từ việc buông bỏ tất cả mọi lo lắng trong đời sống thế tục và theo đuổi đời sống độc cư ở những nơi thanh tịnh để theo đuổi việc phát triển tâm linh. Nguồn hạnh phúc đến từ sự nguyện cầu, các nghi lễ và sự phát sinh tín tâm trong tôn giáo cũng thuộc về loại hạnh phúc này.
Tâm rộng rãi là một hình thức xả ly mạnh mẽ. Chia sẻ một cách rộng rãi những gì ta có, và nhiều hình thức khác của xả ly, đem lại cho chúng ta hạnh phúc. Mỗi khi biết buông bỏ, ta cảm thấy nhẹ nhàng, dễ chịu. Từ đó suy ra nếu ta có thể buông bỏ hoàn toàn sự bám víu vào bất cứ điều gì trên thế gian, thì sự buông bỏ rộng lớn này sẽ mang đến nhiều hạnh phúc hơn là những hành động xả ly không thường xuyên.
Cao thượng hơn sự buông bỏ vật chất là “hạnh phúc của việc buông bỏ các tâm lý bực bội”. Loại hạnh phúc này phát sinh một cách tự nhiên khi ta rèn tâm buông bỏ một cách nhanh chóng những sân hận, ham muốn, bám víu, ghen tỵ, kiêu hãnh, nghi hoặc và các tâm lý bực bội khác mỗi khi chúng phát sinh. Dẹp tắt ngay khi chúng vừa phát sinh giúp tâm không vướng mắc, đầy hỷ lạc, trong sáng. Tuy nhiên không có gì bảo đảm rằng các uế nhiễm này sẽ không xuất hiện trở lại và không quấy nhiễu tâm ta.
Tốt hơn nữa là những niềm vui và hạnh phúc vi tế trong các trạng thái thiền định sâu lắng. Trong những trạng thái này sầu não không thể phát sinh. Nhưng hành giả khó có thể giữ mãi được trạng thái này vì cuối cùng hành giả cũng phải xả thiền, các trạng thái thiền định sâu lắng cũng phải chấm dứt.
Nguồn hạnh phúc cao thượng
Hạnh phúc cao thượng nhất là niềm hỷ lạc đạt được qua các mức độ giác ngộ. Ở mỗi mức độ, gánh nặng cuộc đời được giảm nhẹ đi, và chúng ta sẽ cảm nhận được sự giải thoát, hạnh phúc to lớn hơn. Giai đoạn cuối cùng của giác ngộ, sự giải thoát hoàn toàn khỏi tất cả các trạng thái tâm tiêu cực, mang đến cho ta nguồn hạnh phúc tuyệt vời, không gián đoạn. Đức Phật khuyên chúng ta phải tập buông bỏ những bám víu vào các loại hạnh phúc thấp kém và tập trung tất cả nỗ lực của chúng ta vào việc tìm ra chính cái hạnh phúc cao nhất, đó là sự giác ngộ.
Nhưng Đức Phật cũng khuyến khích chúng sanh hãy phát huy đến cao độ hạnh phúc của họ ở bất cứ mức độ giác ngộ nào mà họ có thể đạt đến. Đối với những ai không thể nhìn thấy gì hơn là hạnh phúc dựa trên dục lạc, Ngài đưa ra những lời khuyên nghiêm chỉnh để họ tránh xa các phiền não thế tục và để họ tìm được nguồn hạnh phúc thế tục tối ưu nhất, thí dụ, bằng cách vun trồng những đức tính đưa đến sự thành công vật chất hay đời sống gia đình yên ấm. Đối với người có ý hướng cao hơn muốn được tái sinh vào những cõi thanh tịnh, Ngài chỉ cho họ phương cách để đạt được mục đích đó.
Đối với những vị muốn đạt được mục đích cao nhất của sự giác ngộ viên mãn, Ngài dạy họ làm thế nào để thành tựu điều đó. Nhưng dầu theo đuổi bất cứ loại hạnh phúc nào, chúng ta cũng phải thực hành theo con đường của Bát chánh đạo.
Đức Phật xếp gần như tất cả những gì mà phần đông chúng ta gọi là hạnh phúc vào loại thấp. Ngài gọi đó là “hạnh phúc của dục lạc”. Chúng ta cũng có thể gọi nó là “hạnh phúc của những điều kiện dễ chịu” hay “hạnh phúc của sự bám víu”. Nó bao gồm tất cả những thứ hạnh phúc thế tục chóng qua, có được từ sự đắm chìm trong dục lạc, những sự thoả mãn thân xác và vật chất: hạnh phúc được sở hữu của cải, áo quần thời trang, xe mới, nhà sang; sự hưởng thụ từ việc được nhìn cảnh đẹp, thưởng thức âm nhạc, món ăn ngon, và những cuộc chuyện trò thú vị; sự thoả mãn vì có tài hội hoạ, chơi đàn, hay những thứ đại loại như thế; và hạnh phúc đến từ việc chia sẻ một cuộc sống gia đình đầm ấm.
Chúng ta hãy nhìn thấu đáo hơn về hạnh phúc của dục lạc. Trạng thái ở tầm thấp của nó là sự hoàn toàn đắm chìm trong ngũ dục. Tệ nhất là khi quá đắm chìm trong trạng thái này có thể đưa đến sự truỵ lạc, đồi bại và lệ thuộc. Có thể dễ dàng nhận ra rằng sự đắm chìm trong ngũ dục không phải là hạnh phúc, vì trạng thái khoái lạc nhanh chóng qua đi, và còn có thể để lại cho người ta một cảm giác chán chường, hối tiếc.
Đức Phật đã dạy rằng khi con người trưởng thành về mặt tâm linh, họ sẽ hiểu rằng trên đời có nhiều thứ cao quý hơn ngũ dục. Ngài dùng hình ảnh của một đứa bé yếu đuối bị trói buộc bởi những sợi dây mong manh ở năm điểm: hai cùm tay, hai cẳng chân, và cổ họng. Cũng giống như năm sợi dây này, ngũ dục, có thể trói buộc một đứa bé nhưng không thể làm gì đối với người trưởng thành, vì họ có thể dễ dàng bứt thoát ra. Vì thế, một người có chánh niệm sẽ không bị dính mắc vào ý nghĩ muốn chìm đắm trong ngũ dục, để họ có thể sống một cuộc đời có ý nghĩa và hạnh phúc (Tăng Chi Bộ kinh 80).
Tuy nhiên, có những hạnh phúc thế tục vượt trên các dục lạc tầm thường. Như là thú đọc sách, xem phim, hay những hình thức giải trí khác nhằm làm phấn chấn tinh thần. Hay những niềm vui thế tục cao cả như là giúp đỡ người, duy trì một gia đình hạnh phúc, nuôi dưỡng con cái, cũng như kiếm sống một cách lương thiện.
Đức Phật cũng nhắc đến một vài loại hạnh phúc được chấp nhận hơn. Đó là cảm giác hạnh phúc, tự tại mà bạn có được khi sở hữu những vật chất, của cải đã được tạo ra bằng chính sức lao động lương thiện, khó nhọc của mình. Bạn sẽ tận hưởng tài sản của mình với một lương tâm trong sáng, không sợ bị trả thù hay xâm hại. Tốt hơn thế nữa là hạnh phúc của việc vừa hưởng thụ của cải bạn đã kiếm được một cách lương thiện, đồng thời chia sẻ nó với người khác. Một loại hạnh phúc tự tại đặc biệt khác nữa đến từ việc nhận ra rằng ta hoàn toàn không nợ bất cứ gì, đối với bất cứ ai (Tăng Chi Bộ kinh II (4) VII.2).
Phần đông chúng ta, ngay cả những người có ý thức nhất cũng coi những điều này như là cốt lõi của một cuộc sống đạo đức. Thế thì tại sao Đức Phật coi chúng như thuộc về loại hạnh phúc ở tầm thấp? Vì chúng phụ thuộc vào những điều kiện lý tưởng. Chúng ta càng dựa vào chúng, càng chạy đuổi theo chúng, và cố gắng bám víu vào chúng thì chúng ta càng thêm khổ đau. Nỗ lực đuổi theo của chúng ta sẽ tạo nên tâm lý bực dọc đau khổ và cuối cùng chứng tỏ rằng chúng vô ích; không thể tránh được sự thay đổi của hoàn cảnh. Dầu ta có làm gì đi nữa, ta cũng bị tổn thương và xa cách với những nguồn hạnh phúc cao cả hơn, vững bền hơn.
Một trong những nguồn hạnh phúc này là “hạnh phúc của sự xả ly”, một loại hạnh phúc tâm linh đến từ việc theo đuổi một điều gì đó vượt lên trên những niềm vui thế tục. Một thí dụ quen thuộc là niềm vui đến từ việc buông bỏ tất cả mọi lo lắng trong đời sống thế tục và theo đuổi đời sống độc cư ở những nơi thanh tịnh để theo đuổi việc phát triển tâm linh. Nguồn hạnh phúc đến từ sự nguyện cầu, các nghi lễ và sự phát sinh tín tâm trong tôn giáo cũng thuộc về loại hạnh phúc này.
Tâm rộng rãi là một hình thức xả ly mạnh mẽ. Chia sẻ một cách rộng rãi những gì ta có, và nhiều hình thức khác của xả ly, đem lại cho chúng ta hạnh phúc. Mỗi khi biết buông bỏ, ta cảm thấy nhẹ nhàng, dễ chịu. Từ đó suy ra nếu ta có thể buông bỏ hoàn toàn sự bám víu vào bất cứ điều gì trên thế gian, thì sự buông bỏ rộng lớn này sẽ mang đến nhiều hạnh phúc hơn là những hành động xả ly không thường xuyên.
Cao thượng hơn sự buông bỏ vật chất là “hạnh phúc của việc buông bỏ các tâm lý bực bội”. Loại hạnh phúc này phát sinh một cách tự nhiên khi ta rèn tâm buông bỏ một cách nhanh chóng những sân hận, ham muốn, bám víu, ghen tỵ, kiêu hãnh, nghi hoặc và các tâm lý bực bội khác mỗi khi chúng phát sinh. Dẹp tắt ngay khi chúng vừa phát sinh giúp tâm không vướng mắc, đầy hỷ lạc, trong sáng. Tuy nhiên không có gì bảo đảm rằng các uế nhiễm này sẽ không xuất hiện trở lại và không quấy nhiễu tâm ta.
Tốt hơn nữa là những niềm vui và hạnh phúc vi tế trong các trạng thái thiền định sâu lắng. Trong những trạng thái này sầu não không thể phát sinh. Nhưng hành giả khó có thể giữ mãi được trạng thái này vì cuối cùng hành giả cũng phải xả thiền, các trạng thái thiền định sâu lắng cũng phải chấm dứt.
Nguồn hạnh phúc cao thượng
Hạnh phúc cao thượng nhất là niềm hỷ lạc đạt được qua các mức độ giác ngộ. Ở mỗi mức độ, gánh nặng cuộc đời được giảm nhẹ đi, và chúng ta sẽ cảm nhận được sự giải thoát, hạnh phúc to lớn hơn. Giai đoạn cuối cùng của giác ngộ, sự giải thoát hoàn toàn khỏi tất cả các trạng thái tâm tiêu cực, mang đến cho ta nguồn hạnh phúc tuyệt vời, không gián đoạn. Đức Phật khuyên chúng ta phải tập buông bỏ những bám víu vào các loại hạnh phúc thấp kém và tập trung tất cả nỗ lực của chúng ta vào việc tìm ra chính cái hạnh phúc cao nhất, đó là sự giác ngộ.
Nhưng Đức Phật cũng khuyến khích chúng sanh hãy phát huy đến cao độ hạnh phúc của họ ở bất cứ mức độ giác ngộ nào mà họ có thể đạt đến. Đối với những ai không thể nhìn thấy gì hơn là hạnh phúc dựa trên dục lạc, Ngài đưa ra những lời khuyên nghiêm chỉnh để họ tránh xa các phiền não thế tục và để họ tìm được nguồn hạnh phúc thế tục tối ưu nhất, thí dụ, bằng cách vun trồng những đức tính đưa đến sự thành công vật chất hay đời sống gia đình yên ấm. Đối với người có ý hướng cao hơn muốn được tái sinh vào những cõi thanh tịnh, Ngài chỉ cho họ phương cách để đạt được mục đích đó.
Đối với những vị muốn đạt được mục đích cao nhất của sự giác ngộ viên mãn, Ngài dạy họ làm thế nào để thành tựu điều đó. Nhưng dầu theo đuổi bất cứ loại hạnh phúc nào, chúng ta cũng phải thực hành theo con đường của Bát chánh đạo.
TS H. Gunaratana
Diệu Liên Lý Thu Linh dịch
Diệu Liên Lý Thu Linh dịch
Bài viết cùng chủ đề:
- Những địa điểm không thể bỏ qua khi đi du lịch Tây Tạng
- Hướng dẫn tổ chức Phật Đản PL2564-LD2020
- Thường trực Ban Trị sự GHPGVN thành phố Bà Rịa kính viếng linh cửu cụ Bà Huỳnh Thị Dung
- Tổng kết phong trào thi đua yêu nước giữa các tôn giáo năm 2020
- Duyên Khởi
- Chùa Bảo Hải trao quà từ thiện tại xã Suối Rao và Suối Nghệ, huyện Châu Đức, BR-VT
- Đoàn Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu chúc mừng Phật đản đến Ban Trị sự Phật giáo TP.Bà Rịa
- TP. Bà Rịa: Buffet chay gây quỹ ủng hộ Đại hội PG tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
- LỄ TƯỞNG NIỆM CỐ HT. THÍCH GIÁC NHU-PHÓ PHÁP CHỦ GHPGVN
- Ban Từ thiện xã hội PG TP.Bà Rịa tổ chức Phiên chợ 0 đồng trước thềm xuân Giáp Thìn
- ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN 2024-BAN TRỊ SỰ GHPGVN TP. BÀ RỊA
- Triển Khai Hiến Chương Giáo Hội - Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn Chủ Tịch HĐTSTW
- Lễ khai mạc Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần 7 (2012-2017)
- Đại lễ Khánh Thành Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh
- Cuộc Đời và Đạo Nghiệp Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thanh Bích
- GHPGVN TP. Đà Nẵng Thiết trí Lễ đài Phật đản PL. 2560 - DL. 2016
- Diễu hành xe hoa Mừng Phật Đản PL.2562 - BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu-Cuộc Đời & Đạo Nghiệp
- Phật Giáo Thành Phố Bà Rịa - Kính Mừng Lễ Phật Đản PL: 2562 - DL: 2018
- ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK BAN TRI SỰ PHẬT GIÁO TP-BÀ RỊA -PL:2563- DL:2019 ngày 13/4/Kỷ Hợi (17/5/2019)
- CHỮ TÂM TRONG ĐẠO PHẬT-TT.THÍCH TRÍ
- Ban Từ thiện xã hội PG TP.Bà Rịa tổ chức Phiên chợ 0 đồng trước thềm xuân Giáp Thìn
- LỊCH SINH HOẠT TRƯỜNG HẠ PL.2567 - DL.2023
- Ban Trị sự GHPGVN TP.Bà Rịa tham dự Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua năm 2022
- TP.BÀ RỊA BẾ GIẢNG KHÓA AN CƯ PL.2566
- TP. Bà Rịa: Buffet chay gây quỹ ủng hộ Đại hội PG tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
- Thượng toạ Thích Kiến Tánh sinh hoạt Đại cương các bộ luật Phật giáo tại Hạ trường Chùa Long Quang
- Ni trưởng Thích Nữ Thuần Trí với chủ đề Mục đích và ý nghĩa cuộc sống tại Hạ trường Chùa Bảo Hải
- NS. Thích Nữ Linh Viên giảng Tín Tâm Minh (tiếp theo) tại Hạ trường Chùa Bảo Hải
- NT. Thích Nữ Như Từ quang lâm thăm hỏi Hạ trường Ni Chùa Bảo Hải
- ĐĐ. Thích Hoằng Trí chia sẻ pháp thoại "Thiền Tịnh bất nhị" tại Hạ trường Chùa Long Quang
- TT. Thích Thiện Thuận với pháp thoại chủ đề Tỳ-ni trong đời sống Tăng sĩ tại Hạ trường Chùa Long Quang
- HT. Thích Giác Hạnh giảng Tứ tất đàn tại Hạ trường Chùa Long Quang