Phật sự >> Phật sự các chùa
Pháp thoại HT Tuyên Hóa: Nhận Giả Mà Không Nhận Thật
Ngày đăng: 23-11-2024 - Lượt xem: 992
Bởi trên đời nầy, ít người chân thật, lại nhiều người giả; người đạo đức giả thì nhiều, kẻ thành thật thì rất ít. Nếu quý vị thuận theo nhân tình thể diện mà nói lời tốt đẹp, vậy thì ai nấy cũng đều thích; còn nếu quý vị nói câu chân thật thì không ai ưa. Tại sao vậy? Bởi người đời thường thích giả chứ không thích thật. Cho nên gọi là: Nhận giả bất nhận chân. Đó là tâm lý của một số người, tuy biết rõ là giả dối nhưng họ vẫn tham luyến mà không chịu bỏ.
Cư sĩ Thuần Đà là người thật thà. Tuy gia cảnh rất nghèo khổ, nhưng ông nói lời chân thật. Ông không giống như ma vương Ba-tuần, là chuyên nói lời tốt đẹp và bảo rằng thần chú của mình có thể cứu được người. Đó là những lời đường mật, nhưng quả là lời nói hồ đồ, khiến người nghe toàn thân phát run rét và nổi da gà. Ông Thuần Đà rất là thành thực. Ông không khoe là mình đã cúng dường thực phẩm, vật liệu phong phú như thế nào, đầy đủ hương sắc, mùi vị như thế nào. Lời nói của ông rất khiêm tốn như: “Nguyện Thế Tôn từ bi, thương nhận lần cúng dường cuối cùng của chúng con!” Giống như người Trung Quốc đãi khách, tuy rượu và thức ăn đầy bàn, nhưng họ vẫn khiêm tốn mà nói với khách: “Hôm nay xin đãi sơ sài, chẳng có chi là ngon miệng!”
Nói đến đây, tôi lại nhớ tới một câu chuyện. Ngày xưa có vị phú ông, vì sanh được con trai nên ông bèn mở đại tiệc ăn mừng. Ông mời rất đông khách, thành thử “bạn bè cao sang đầy bàn, khách quý đông như mây hội.” Ông lại thỉnh ba vị Hòa Thượng đến tụng thần chú Kiết Tường và nói vài lời kiết tường, cũng tức là ca tụng chúc mừng vậy. Có người trong đám khách nói: “Con trai của ông nhất định sẽ vinh hoa phú quý, sống trường thọ đến trăm tuổi.” Người khác lại nói: “Cháu bé sẽ có phước, có lộc, có thọ và nó sẽ ít bệnh, ít tai, ít họa.” Chủ nhân nghe những lời kiết tường nầy thì mặt mày hớn hở, thích thú không thể tả, ông bèn dâng rượu mời khách.
Còn về phía ba vị Hòa Thượng, có vị tụng chú Kiết Tường, có vị nói lời kiết tường, nhưng trong đó lại có vị nói lời chân thật: “Con trai của ông nhất định sẽ chết trong tương lai.” Chủ nhân vừa nghe là nổi trận lôi đình. Đâu có như thế! Sao lại có thể nói nó chết? Thế là ông đem Hòa Thượng ra đánh cho một trận. Vị Hòa Thượng đã dày công tu nhẫn nhục, thành thử ông không giận. Trái lại, nét mặt ông vẫn hòa nhã mà nói với chủ nhân: “Cư sĩ! Ông đã không nhận ra chân lý, mà lại còn ưa thích nịnh hót. Thật ra, họ có thật biết tương lai con của ông là sẽ được giàu có, sẽ được trường thọ hay không? Đó chẳng qua chỉ là những từ ngữ tán thán, khen tặng mà thôi. Tôi nói con ông tương lai nó sẽ chết, đó là lời chân thật. Không những chỉ có con ông sẽ chết, mà tất cả con người trên thế giới cũng sẽ chết. Có ai là không chết đâu? Tự ông đã không giác ngộ chân lý nầy, mà lại còn đánh tôi, ông là người ngu si quá!” Vị chủ nhân sau khi nghe xong, ông cảm thấy có lý và sanh tâm sám hối. Từ đó về sau, ông bèn tin Tam Bảo và ủng hộ đạo tràng. Nếu vị Hòa Thượng đó cũng nói những lời tốt lành giống như bao người khác, vậy thì không cách gì làm cho phú ông cảm động mà tin Phật, tin đạo lý cho được.
Chúng ta chớ thích nghe lời tán tụng, đừng mãn nguyện say đắm về tự ngã, cũng không nên tự khoe khoang, khoác lác về mình. Chúng ta nhất định là phải nên khiêm tốn và hòa ái. Đối với người, ta không kiêu ngạo, không ngã mạn và cần có tinh thần từ bi hỉ xả, phổ độ chúng sanh. Quý vị thử nhìn xem! Tại sao Ấn Độ có bốn loại giai cấp? Bởi có hạng người vì lúc xa xưa đã khinh khi kẻ bần cùng, cho nên kiếp nầy họ sanh làm người hạ tiện. Đó là tiền nhân hậu quả, thật không sai.
Chúng ta nên hiểu rõ về nhân quả, và tin cái đạo lý nhân nào thời quả đó. Vì vậy, dù ở đâu chúng ta cũng phải chân thật mà làm việc, không thể giả dối chút nào. Nếu chỉ giả một tí, chúng ta cũng phải chịu quả báo. Cho nên nói: “Nhân địa bất chân, quả chiêu vu khúc” tức là nhân không ngay thì quả cong vạy. Quý vị ơi! trồng đậu được đậu, trồng dưa được dưa, trồng lúa có lúa, gieo nếp được nếp. Đạo lý nầy là không sai sót mảy may. Quý vị làm những chuyện điên điên đảo đảo, rốt cuộc cũng là tự mình gạt mình, nhưng không gạt được mọi người đâu.
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Cư sĩ Thuần Đà là người thật thà. Tuy gia cảnh rất nghèo khổ, nhưng ông nói lời chân thật. Ông không giống như ma vương Ba-tuần, là chuyên nói lời tốt đẹp và bảo rằng thần chú của mình có thể cứu được người. Đó là những lời đường mật, nhưng quả là lời nói hồ đồ, khiến người nghe toàn thân phát run rét và nổi da gà. Ông Thuần Đà rất là thành thực. Ông không khoe là mình đã cúng dường thực phẩm, vật liệu phong phú như thế nào, đầy đủ hương sắc, mùi vị như thế nào. Lời nói của ông rất khiêm tốn như: “Nguyện Thế Tôn từ bi, thương nhận lần cúng dường cuối cùng của chúng con!” Giống như người Trung Quốc đãi khách, tuy rượu và thức ăn đầy bàn, nhưng họ vẫn khiêm tốn mà nói với khách: “Hôm nay xin đãi sơ sài, chẳng có chi là ngon miệng!”
Nói đến đây, tôi lại nhớ tới một câu chuyện. Ngày xưa có vị phú ông, vì sanh được con trai nên ông bèn mở đại tiệc ăn mừng. Ông mời rất đông khách, thành thử “bạn bè cao sang đầy bàn, khách quý đông như mây hội.” Ông lại thỉnh ba vị Hòa Thượng đến tụng thần chú Kiết Tường và nói vài lời kiết tường, cũng tức là ca tụng chúc mừng vậy. Có người trong đám khách nói: “Con trai của ông nhất định sẽ vinh hoa phú quý, sống trường thọ đến trăm tuổi.” Người khác lại nói: “Cháu bé sẽ có phước, có lộc, có thọ và nó sẽ ít bệnh, ít tai, ít họa.” Chủ nhân nghe những lời kiết tường nầy thì mặt mày hớn hở, thích thú không thể tả, ông bèn dâng rượu mời khách.
Còn về phía ba vị Hòa Thượng, có vị tụng chú Kiết Tường, có vị nói lời kiết tường, nhưng trong đó lại có vị nói lời chân thật: “Con trai của ông nhất định sẽ chết trong tương lai.” Chủ nhân vừa nghe là nổi trận lôi đình. Đâu có như thế! Sao lại có thể nói nó chết? Thế là ông đem Hòa Thượng ra đánh cho một trận. Vị Hòa Thượng đã dày công tu nhẫn nhục, thành thử ông không giận. Trái lại, nét mặt ông vẫn hòa nhã mà nói với chủ nhân: “Cư sĩ! Ông đã không nhận ra chân lý, mà lại còn ưa thích nịnh hót. Thật ra, họ có thật biết tương lai con của ông là sẽ được giàu có, sẽ được trường thọ hay không? Đó chẳng qua chỉ là những từ ngữ tán thán, khen tặng mà thôi. Tôi nói con ông tương lai nó sẽ chết, đó là lời chân thật. Không những chỉ có con ông sẽ chết, mà tất cả con người trên thế giới cũng sẽ chết. Có ai là không chết đâu? Tự ông đã không giác ngộ chân lý nầy, mà lại còn đánh tôi, ông là người ngu si quá!” Vị chủ nhân sau khi nghe xong, ông cảm thấy có lý và sanh tâm sám hối. Từ đó về sau, ông bèn tin Tam Bảo và ủng hộ đạo tràng. Nếu vị Hòa Thượng đó cũng nói những lời tốt lành giống như bao người khác, vậy thì không cách gì làm cho phú ông cảm động mà tin Phật, tin đạo lý cho được.
Chúng ta chớ thích nghe lời tán tụng, đừng mãn nguyện say đắm về tự ngã, cũng không nên tự khoe khoang, khoác lác về mình. Chúng ta nhất định là phải nên khiêm tốn và hòa ái. Đối với người, ta không kiêu ngạo, không ngã mạn và cần có tinh thần từ bi hỉ xả, phổ độ chúng sanh. Quý vị thử nhìn xem! Tại sao Ấn Độ có bốn loại giai cấp? Bởi có hạng người vì lúc xa xưa đã khinh khi kẻ bần cùng, cho nên kiếp nầy họ sanh làm người hạ tiện. Đó là tiền nhân hậu quả, thật không sai.
Chúng ta nên hiểu rõ về nhân quả, và tin cái đạo lý nhân nào thời quả đó. Vì vậy, dù ở đâu chúng ta cũng phải chân thật mà làm việc, không thể giả dối chút nào. Nếu chỉ giả một tí, chúng ta cũng phải chịu quả báo. Cho nên nói: “Nhân địa bất chân, quả chiêu vu khúc” tức là nhân không ngay thì quả cong vạy. Quý vị ơi! trồng đậu được đậu, trồng dưa được dưa, trồng lúa có lúa, gieo nếp được nếp. Đạo lý nầy là không sai sót mảy may. Quý vị làm những chuyện điên điên đảo đảo, rốt cuộc cũng là tự mình gạt mình, nhưng không gạt được mọi người đâu.
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Bài viết cùng chủ đề:
- Trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng tổ chức lễ tốt nghiệp và khai giảng năm học mới
- Phương pháp thư giãn nơi làm việc
- Danh sách thành viên BTS GHPGVN Thành phố Bà Rịa
- Tổng kết thi đua năm 2019 giữa các tôn giáo
- Đại lễ Phật đản PL.2565-DL.2021 tổ chức tại văn phòng BTS GHPGVN thành phố Bà Rịa
- Lục Tặc và Lục Thông
- NS. Thích Nữ Linh Viên giảng "Tín tâm minh" tại Hạ trường Ni Chùa Bảo Hải
- NS. Thích Nữ Linh Viên với buổi giảng thứ hai môn Tín Tâm Minh tại Hạ trường Chùa Bảo Hải
- NS. Thích Nữ Linh Viên giảng Tín Tâm Minh (tiếp theo) tại Hạ trường Chùa Bảo Hải
- CHÙA TỊNH QUANG- VU LAN THẮNG HỘI-14.7.Nhâm Dần-2022
- ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN 2024-BAN TRỊ SỰ GHPGVN TP. BÀ RỊA
- Triển Khai Hiến Chương Giáo Hội - Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn Chủ Tịch HĐTSTW
- Lễ khai mạc Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần 7 (2012-2017)
- Đại lễ Khánh Thành Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh
- Cuộc Đời và Đạo Nghiệp Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thanh Bích
- GHPGVN TP. Đà Nẵng Thiết trí Lễ đài Phật đản PL. 2560 - DL. 2016
- Diễu hành xe hoa Mừng Phật Đản PL.2562 - BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu-Cuộc Đời & Đạo Nghiệp
- Phật Giáo Thành Phố Bà Rịa - Kính Mừng Lễ Phật Đản PL: 2562 - DL: 2018
- ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK BAN TRI SỰ PHẬT GIÁO TP-BÀ RỊA -PL:2563- DL:2019 ngày 13/4/Kỷ Hợi (17/5/2019)
- CHỮ TÂM TRONG ĐẠO PHẬT-TT.THÍCH TRÍ
- Ban Từ thiện xã hội PG TP.Bà Rịa tổ chức Phiên chợ 0 đồng trước thềm xuân Giáp Thìn
- LỊCH SINH HOẠT TRƯỜNG HẠ PL.2567 - DL.2023
- Ban Trị sự GHPGVN TP.Bà Rịa tham dự Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua năm 2022
- TP.BÀ RỊA BẾ GIẢNG KHÓA AN CƯ PL.2566
- TP. Bà Rịa: Buffet chay gây quỹ ủng hộ Đại hội PG tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
- Thượng toạ Thích Kiến Tánh sinh hoạt Đại cương các bộ luật Phật giáo tại Hạ trường Chùa Long Quang
- Ni trưởng Thích Nữ Thuần Trí với chủ đề Mục đích và ý nghĩa cuộc sống tại Hạ trường Chùa Bảo Hải
- NS. Thích Nữ Linh Viên giảng Tín Tâm Minh (tiếp theo) tại Hạ trường Chùa Bảo Hải
- NT. Thích Nữ Như Từ quang lâm thăm hỏi Hạ trường Ni Chùa Bảo Hải
- ĐĐ. Thích Hoằng Trí chia sẻ pháp thoại "Thiền Tịnh bất nhị" tại Hạ trường Chùa Long Quang
- TT. Thích Thiện Thuận với pháp thoại chủ đề Tỳ-ni trong đời sống Tăng sĩ tại Hạ trường Chùa Long Quang
- HT. Thích Giác Hạnh giảng Tứ tất đàn tại Hạ trường Chùa Long Quang