Văn hóa >> Danh tăng
Tổ sư Minh Đăng Quang - chiếc bóng bên trời trăng khuyết
Bởi lẽ trước đó hai năm ( năm Canh Thân 1920) quan toàn quyền Maurice Long đã thành lập Hội Đồng Thuộc Địa Nam Kỳ, còn được gọi là Hội Đồng Quản Hạt (Conseil Colonial) mà cũng là nơi tranh nhau quyền lợi giữa các nhóm làm ăn người Hoa, người Pháp cũng như các ông tư sản của chính vùng đất Nam Kỳ.
Thật ra, trên bình diện chung, thời điểm này được xem là giai đoạn chuẩn bị tuột dốc, để không lâu sau đó, cao trào tự chủ, độc lập dân tộc khắp nơi trên thế giới đã thổi làn gió tích cực đến nhiều giới sĩ phu, nông dân yêu nước Việt nam mạnh mẻ và rất quyết liệt, lám lung lay chế độ thực dân mà Pháp đã dày công củng cố nhiều mặt và nuôi giấc mộng chiếm ngự lâu dài.
Đọc lại những trang sử ố vàng theo thời gian trong giai đoạn này, chúng ta không khó khăn lằm bắt gặp hình ảnh Phật giáo nằm khép sâu trong mớ tro bụi ấy rất cũ kỷ, rất cổ xưa và nói chính xác hơn không có sự sống.
Phải đợi gần mười năm sau đó nữa, chư tôn đức tài ba mới dấy động thành công phong trào chấn hưng Phật giáo khằp ba kỳ rực rỡ. Điều rất dễ nhận ra lý do tại sao là: khi đất nước nguy vong, đạo pháp cũng không an ổn, có những tăng ni Phật tử, phải “cởi áo cà sa khoác chiến bào” lên đường cùng đoàn quân chống ngoại xâm.
Và tất nhiên chúng ta không thể quên còn có lý do to lớn nhất: thực dân Pháp đã thành công trong việc đẩy lùi Phật giáo vào chôn thâm sâu cô tịch, biến giới tăng sĩ thành những ông thầy chùa làng ít học và phật tử có chăng chỉ là thành phần có việc ma chay phài tống táng, mới đến chùa cúng bái.
Những dòng chữ lịch sử u buồn này được nhà viết sử Vân Thanh mô tả như sau “Phật giáo thời bấy giờ cùng chung số phận ấy, mất chủ quyền dân tộc, giáo quyền đạo Phật bị chà đạp trắng trợn hơn bao giờ hết (các sư phài nộp thuế thân, phải đi lính cho thực dân Pháp, chẵng được tự do truyền đạo như bên Thiên Chúa..v…v..)Tình trạng khốn đốn của Phật giáo buổi này chẳng khác nào đóng cửa để chờ chết vì chẵng còn hệ thống (đoàn thể) tổ chức như trước kia, nguyên do thực dân Pháp cố tình cắt đứt sự tổ hợp của Phật giáo buổi này, chúng sợ dân ta trá hình là Phật giáo để rồi chống đối chúng, nên mọi hình thức của Phật giáo bị làm tê liệt cả. Trong tăng giới thời này chẳng biết làm gì hơn trước sự dòm ngó theo dõi của thực dân, nên sự sống hết sức rời rạc vô tổ chức” (trích trang 189-190, LKPGS, giấy phép số 929/72/PTUVK SALP/TP 27.6.1974 ).
Đó cũng được coi là hình ảnh tiêu biều nhất thời mất nước của Phật giáo trong mọi thời kỳ.
Đời gặp thuở can qua chinh chiến
Sống những ngày nguy biến kinh tâm
Kéo dài thê thảm nhiều năm
Đầy trời sát khí cõi âm hiện hình!
Kẻ thác đi hồn linh tức tưởi
Người sống còn rũ rượi sầu thương
Kể đâu hết khúc đoạn trường
Bàn tay ác liệt vô thường gây nên?
(Trích Kinh Nguyện Hòa Bình VII)
Chiến tranh, loạn lạc, đói kém là một trong những động tố xô đẩy tinh thần con người ta ngả nghiêng lắm bận, nhưng cũng như tâm tư ông Tộc Đầu Sư (đạo Cao Đài) Nguyễn Văn Ngợi (1900-1988) ở miệt Tam Bình, Vĩnh Long, cùng quê hương chào đời của Tổ Sư Minh Đăng Quang; tăng ni Phật tử thời bấy giờ cũng cùng chung tâm nguyên thiết tha:
Chẳng bỏ thời thế nơi Phật cảnh
Không quên tiếng nguyện chốn non xanh.
Có thể nói, ở Lục Tỉnh Nam Kỳ thời bấy giờ, ngoại trừ các tín ngưỡng mang tính chất thuần túy tôn giáo, còn lại không ít các tổ chức chính trị của nhiều xu hướng, thành phần khác nhau, đua nhau ra đời nhưng trước tiên đều trang bị vỏ bọc hình thái một tín ngưỡng; đặc biệt càng huyển bí càng dễ thu phục quần chúng, vì rất phù hợp với đa số người bình dân và bộ phận sống trong sự u uất, bế tắc trước nạn đao binh do thực dân Pháp gây ra; từ đó, dần dà biến thành lực lượng hậu thuẫn cho quan điểm đấu tranh của mình.
Với Phật giáo, tinh thần nhập thế rầt rõ ràng, nếu không thể chuyên tâm tu hạnh thì dũng cảm lên đường gia nhập hàng ngũ chống giặc, không hề phạm phải một giới luật chi. Vì thế trong chiều dài lịch sử hòa mình cùng dân tộc, Phật giáo vẫn đứng trụ vững ở một nơi cao nhất trong lòng dân tộc, chưa hề có một tỷ vết hoen ố trong tinh thần chống ngoại xâm.
Những Bửu Sơn Kỳ Hương ( Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên (1807- 1856); Tứ Ân Hiếu Nghĩa ( Bồn sư Ngô Lợi (?-1880). Trong giới cư sĩ thì có các tổ chức như Tịnh Độ Cư Sỉ Phật Hội ( cư sỉ Nguyễn văn Bồng (1886-1958); Ngũ Minh Chi Đạo (Đạo Minh Sư do các cư sỉ Minh Sư, Minh Lý, Minh Đường, Minh Thiện, Minh Tấn) .v…v…Đó là những chứng minh tinh thần Phật giáo biết phân thân đi vào từng ngỏ vắng trần đời để trụ vững và tồn tại.
Còn có Phật giáo Hòa Hảo là một tôn giáo chính đáng dựa vào nền tảng Phật Đà nhưng có một lối tư duy độc lập, rẽ hướng song hành cùng các tông phái, tồ chức Phật giáo thời bấy giờ trên con đường phát triển và hóa đạo. Và Phật giáo Hòa Hảo từ nền tảng khế lý, khế cơ của mỉnh đã tỏ ra rất phù hợp với đa số cư dân Nam Kỳ Lục Tỉnh, gặt hái được những thành tựu đáng kể.
Khi đức Huỳnh Phú Sổ khai sáng nền đạo Phật giáo Hòa Hảo, (năm Kỷ Mão 1939), thì Tổ Sư Minh Đăng Quang trong độ tuổi trăng tròn và đang nuôi chí xuất trần nơi xứ Cao Miên (Campuchea).
Thiếu niên ngày nọ lìa nhà
Vượt biên giới Việt-Miên xa dặm ngàn.
Lên non tìm động hoa vàng
Tầm sư học đạo chốn Nam Vang thành.
(Trích Thi Hóa-nhà thơ Trụ Vũ)
Như vậy, những Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Phật Giáo Hòa Hảo phần nào cũng có ý nghĩa tác động ban đầu trong ý chí tầm đạo của Tổ sư Minh Đăng Quang, để sau này, khi hình thành nên mối đạo, trở nên một tông phái Phật giáo bản xứ, Phật giáo Khất Sĩ đã vận dụng thành công tư tưởng Phật Đà trong các nguồn Kinh Luật Luận của cả Bắc và Nam Tông, tạo nên sắc thái riêng biêt mà không xa rời ngôi nhà chung Phật học với phương châm :
NỐI TRUYỀN THÍCH CA CHÁNH PHÁP.
Từ Bi là gốc Như Lai
Cảm thương thân phận những ai đọa đày
(Trích Thi Hóa đã dẫn)
Nếu như chúng ta trân trọng, thán phục khai sáng của đức Huỳnh Phú Sổ, đã chắt lọc khôn khéo tư tưởng Phật học, hình thành nên lối hành đạo và hóa đạo độc lập, mang một luồng gió mới đến với mọi người bao nhiêu thì càng thêm kính phục bấy nhiêu quá trình tu học và thành lập hệ phái Khất Sĩ của Tổ Sư Minh Đăng Quang. Sự hình thành và tồn tại, luôn phát triển của hệ phái Phật giáo đặc biệt này, đã nói lên được giá trị đích thực cũng như kết quả đúng theo tâm nguyện khi xưa kia Tổ Sư Minh Đăng Quang đã mở đường khai lối.
Phật giáo Khất Sĩ được khai sinh trong bối cảnh đất nước đang hồi nghiêng ngửa như thế, cho nên Tổ Sư Minh Đăng Quang luôn thao thức về sự bình đẳng trong tha nhơn, sự bình an trong cưộc sống của dân tộc mình, từ đó mới có thể nghỉ đến bước phát triển tiếp theo. Vì vậy, trong bộ Chơn Lý, phần gần cuối chúng ta sẽ bắt gặp hệ tư tưởng Hòa Bình bằng sáu phần khúc giải rất thâm sâu. Như đọạn đầu trích dẩn bài kinh Nguyện Hòa Bình VII trên. Ở đó nói lên khái niệm Hòa Bình trong phạm trù nghịch chiến tranh, tác nhân của phần lớn khổ đau mang tính chất cộng nghiệp của một dân tộc, một địa phương hay một nhóm xã hội. Những phần kế tiềp là Hòa Bình trong từng công hạnh tu tập mỗi thành tố Khất Sỉ, trong giao tiếp với tha nhân. Trong đó đặc biệt còn nêu cao vai trò gắn kết giữa gia đình và xã hội chung quanh.
Cõi bình đẳng về sắc thân không ai hơn kém, chỉ dùng đức hạnh làm cây thườc, để đo trình độ thấp cao. Trong đạo cả thày sự sống như nhau, một tiếng Khất Sĩ như nhau. Cõi không hình phạt, không quyền, không trị, chì có một sự dạy, mà tất cả được yên.
Giữa cõi đời chết khổ, Khất Sĩ là chật nhựa sống, gần liền các khối chia rẻ riêng tư. Khất sĩ là con đàng chơn lý võ trụ, đúng theo trung đạo ánh sáng, không thiên về một bên lề mé, Khất sĩ tượng trưng giáo lý đại đồng.
Cái sống là đang sống chung,
Cái chết là đang học chung
Cái linh là đang tu chung.
(Trích Hòa Bính-Đoàn Du Tăng-Bình Đẳng Vô Trị)
Dựa vào tiêu chí chư Tổ sư từ ngàn xưa, trong tinh thần:
Nhất bát thiên gia phạn
Cô thân vạn lý du
Dục cùng sanh tử lộ
Khất hóa độ xuân thu.
Phật giáo Khất Sĩ cũng tuân thủ bốn tiêu chí chặt chẻ, rất đáng kính trọng, nhưng cũng rất cởi mở :
- Người tu khất thục chỉ ăn đồ xin mà thôi, nhưng ngày hội, thuyết pháp giới bổn thì được ăn ở chùa.
- Người tu khất thực chỉ lượm những vải bỏ mà khâu lại thành áo, nhưng có ai cúng vải, đồ cũ thì được nhận.
- Nguời tu khất thực chỉ nghỉ dưới cội cây, nhưng có ai cúng lều, am nhỏ bằng lá một cửa thì được ở.
- Người tu khất thực chỉ dùng phân uế của bò mà làm thuốc trong khi đau, nhưng có cúng thuốc đường dầu thì được dùng.
Với tư tưởng, chủ trương đứng đắn, Phật giáo Khất Sĩ đã nhanh chóng được nhiều tầng lớp tiếp nhận, chung tay vun bồi nền đạo. Sau ba năm khai sáng, Tổ sư Minh Đăng Quang mới tiếp nhận người đệ tử đầu tiên là sư Từ Huệ, và một năm sau đó( năm Mậu Tý-1948), Phật giáo Khất Sĩ đã có mặt và phát triển tại Sài gòn.
Sài gòn hoa lệ từ xưa
Trăng phơi cánh mộng, gió đưa điệu đàng
Một ngày kia, dưới nắng vàng
Bổng trang nghiêm hiệnj một đoàn du tăng
Dân thành thị những băn khoăn:
Họ là ai? Xin thưa rằng: Họ đây
Là môn đệ của Đức Thầy
Minh Đăng Quang- chiếu tự rày mười phương…
(Trích Thi Hóa của nhà thơ Trụ Vũ)
Từ đây Phật Giáo Khất Sĩ đã hòa mình vào vận mệnh chung của Đạo Pháp, làm sáng đẹp thêm ngôi nhà chung Phật Giáo Việt Nam.
THAY LỜI KẾT
Cho đến tận hôm nay. Tròn sau mươi năm. Kể từ buổi chiều ngày 30 tháng Giêng năm Giáp Ngọ (1954), tại Tịnh xá Ngọc Quang (Sa Đéc), dưới tán cây bả đậu, Tổ Sư Minh Đăng Quang nói lời từ tạ chúng đệ tử để vào “núi lửa” tỉnh tu; ngày Vị Tôn Sư khả kính của Phật giáo Khất Sĩ nói riêng và vị danh tăng của Phật giáo Việt nam nói chung, đã hoàn toàn vắng bóng tôn nhan, để lại con lộ hóa đạo thênh thang cùng với sự phát triển hanh thông theo ước nguyện của người mà chúng đệ tử luôn hảnh diện và luôn đau đáu dõi trông hướng trời vô định, vẫn đinh ninh một ngày nào đó vị Tổ sư sẽ về lại với mình. Để vầng trăng thanh được tròn vạnh giữa đêm rằm dân tộc, ấm cúng bao mối đạo tình mà ngày xưa lao nhọc xả thân tìm cầu mới có được; và cũng để những dòng sử liệu sau cùng về tiểu sử đời Ngài lẫn Đạo Phật Khất Sĩ không còn phải dùng đến cụm từ: NGÀY ĐỨC TÔN SƯ VẮNG BÓNG. Ngày đó, cùng với cụm từ này, tuy được cho là “Kỷ Niệm” nhưng thật sự đó chính là ngày giỗ kỵ tạm ước mà chúng đệ tử phài đành lòng ngậm ngùi tưởng nhớ.
Năm Giáp Ngọ
Đầu tháng hai,
Vĩnh Long hoa nở đón người vân du
Khi qua thuyền tới Cần Thơ
Bỗng đâu nhận được “lệnh” từ cấp trên
Một xe vào cõi “U huyền”,
Ai hay địa ngục giữa miền dương gian
Tuồng đời hợp hợp tan tan
Ngắm tranh vân cẩu đôi hàng lệ sa
Đêm xuân tủi bóng trăng tà
Đêm thu tủi ngọn đèn hoa vơi dầu.
Bây giờ Phượng ở nơi đâu?
Bóng chim tăm cá biển sâu sông dài
Đã đành thường trụ Như Lai
Đã đành pháp tánh ở ngoài sắc không
Đã đành gương chiếu hoa lồng
Đã đành đành vậy, mà lòng…vẫn đau….
(Trích Thi Hóa của nhà thơ trụ Vũ)
DƯƠNG KINH THÀNH
Trung Tâm Nghiên cứu Phật Giáo Việt nam
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
Bài viết cùng chủ đề:
- Xuân về nơi cửa Phật
- Phật giáo là trí tín chứ không mê tín
- Lịch sử Phật Giáo Tây Tạng
- GHPGVN tổ chức Đại lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập
- Danh sách Ban Trị sự GHPGVN tỉnh BR-VT nhiệm kỳ 2017-2022
- các Tự viện trong thành phố Bà Rịa Tổ chức Lễ Vu Lan Báo Hiếu
- Lãnh đạo tỉnh BRVT thăm, chúc mừng Phật đản Ban Trị sự GHPGVN thành phố Bà Rịa
- LỊCH SINH HOẠT TRƯỜNG HẠ TP. BÀ RỊA PL.2566 - DL.2022
- BAN TRỊ SỰ GHPGVN TP. BÀ RỊA TỔ CHỨC ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL:2568-DL:2024
- CHÙA THÍCH CA 1-ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU-MÙNG 7 THÁNG 7 NĂM GIÁP THÌN-2024
- ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN 2024-BAN TRỊ SỰ GHPGVN TP. BÀ RỊA
- Triển Khai Hiến Chương Giáo Hội - Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn Chủ Tịch HĐTSTW
- Lễ khai mạc Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần 7 (2012-2017)
- Đại lễ Khánh Thành Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh
- Cuộc Đời và Đạo Nghiệp Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thanh Bích
- GHPGVN TP. Đà Nẵng Thiết trí Lễ đài Phật đản PL. 2560 - DL. 2016
- Diễu hành xe hoa Mừng Phật Đản PL.2562 - BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu-Cuộc Đời & Đạo Nghiệp
- Phật Giáo Thành Phố Bà Rịa - Kính Mừng Lễ Phật Đản PL: 2562 - DL: 2018
- ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK BAN TRI SỰ PHẬT GIÁO TP-BÀ RỊA -PL:2563- DL:2019 ngày 13/4/Kỷ Hợi (17/5/2019)
- CHỮ TÂM TRONG ĐẠO PHẬT-TT.THÍCH TRÍ
- Ban Từ thiện xã hội PG TP.Bà Rịa tổ chức Phiên chợ 0 đồng trước thềm xuân Giáp Thìn
- LỊCH SINH HOẠT TRƯỜNG HẠ PL.2567 - DL.2023
- Ban Trị sự GHPGVN TP.Bà Rịa tham dự Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua năm 2022
- TP.BÀ RỊA BẾ GIẢNG KHÓA AN CƯ PL.2566
- TP. Bà Rịa: Buffet chay gây quỹ ủng hộ Đại hội PG tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
- Thượng toạ Thích Kiến Tánh sinh hoạt Đại cương các bộ luật Phật giáo tại Hạ trường Chùa Long Quang
- Ni trưởng Thích Nữ Thuần Trí với chủ đề Mục đích và ý nghĩa cuộc sống tại Hạ trường Chùa Bảo Hải
- NS. Thích Nữ Linh Viên giảng Tín Tâm Minh (tiếp theo) tại Hạ trường Chùa Bảo Hải
- NT. Thích Nữ Như Từ quang lâm thăm hỏi Hạ trường Ni Chùa Bảo Hải
- ĐĐ. Thích Hoằng Trí chia sẻ pháp thoại "Thiền Tịnh bất nhị" tại Hạ trường Chùa Long Quang
- TT. Thích Thiện Thuận với pháp thoại chủ đề Tỳ-ni trong đời sống Tăng sĩ tại Hạ trường Chùa Long Quang
- HT. Thích Giác Hạnh giảng Tứ tất đàn tại Hạ trường Chùa Long Quang