Phật học >> Nghiên cứu
Ý Nghĩa An Cư Kiết Hạ Theo Tinh Thần Đại Thừa
Ngày đăng: 23-11-2024 - Lượt xem: 846
An cư kiết hạ là truyền thống được Đức Thế Tôn chế ra sau khi Ngài thành đạo. Sau khi thành đạo, Đức Phật đã trải qua mùa an cư đầu tiên với năm vị Tỳ Kheo thanh tịnh, trải qua 49 năm hành đạo, Đức Phật không bỏ một mùa an cư kiết hạ nào, truyền thống đó được cả hai tông Nam truyền và Bắc truyền kế tục. Ngày nay! Trong khung cảnh thanh bình và phát triển của đất nước, An Cư Kiết Hạ là truyền thống luôn được tôn trọng và phát triển để tấn tu đạo nghiệp mà những người tu sĩ chơn chánh tôn trọng và phụng hành.
Mỗi năm, khi mùa sen vừa nở rộ, toàn thể Phật giáo đồ Việt Nam cũng như toàn thế giới hoan hỷ đón mừng đại lễ Phật Đản, thì ngày hôm sau, các trường an cư kiết hạ theo truyền thống Bắc Truyền, bắt đầu khai hạ từ 16- 4 đến 16-7 AL hàng năm. Trong lúc mùa an cư của Phật giáo Nam truyền bắt đầu từ 15 - 7 đến 15 - 9 hàng năm.
An cư kiết hạ được xem là truyền thống cao đẹp của đạo Phật vì nó thể hiện tinh thần tu tập, để viên thành tâm lực và trí lực, để có năng lực lợi ích tha nhơn, và mở lòng từ bi thương người lợi vật. Thuở xưa khi văn minh vật chất chưa phát triển, ở tại xứ Ấn Độ mưa dầm, trong ba tháng này, việc khất thực đi lại khó khăn, bất tiện. côn trùng sanh sôi nảy nở nhiều, dễ dẩm đạp chúng.
Cho nên, Đức Phật dạy hàng môn đệ trong ba tháng này phải chọn nơi trụ xứ an ổn, có thí chủ ủng hộ, tập chúng tu hành tinh nghiêm, ngỏ hầu có đạo lực giáo hoá tha nhơn và lợi ích chúng sanh.
Trên tinh thần: “Tam Ngoạt An Cư Đình Ýù Mã, Chín Tuần Tu Học Định Tâm Viên” Người tu bước đầu phải thúc liễm thân tâm, thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý theo oai nghi Pháp tắc thiền môn, học thông giới luật trong những năm đầu, sau đó mới được nghe Kinh, Ngồi Thiền. nhưng ngày nay, thường kinh luật và sự tu tập được dạy song hành trong những trường hạ từ căn bản đến nâng cao.
Thuở xưa! Trong thời Đức Thế Tôn tại thế, theo truyền thống Tăng già, mùa an cư kiết hạ là mùa chúng tăng an cư tại chổ, vì việc đi lại trong mưa khó khăn dể đạp côn trùng sanh lầm lỗi. Các Tỳ Kheo nhân đó nổ lực tiến tu, nhiều vị được hoàn thành đạo quả chứng A La Hán đạo.
Ngày nay, trong xã hội văn minh vật chất, người tăng sĩ bận rộn Phật sự, chùa chiền, không có thời gian nghĩ ngơi tu tập theo truyền thống xưa. Cho nên, việc an cư kiết hạ tiến tu trong ba tháng là điều quan trọng vô cùng với mỗi người con Phật chơn chánh.
Theo tinh thần Đại Thừa, lộ trình tu của người tu Phật phải trải qua ba quá trình: Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát. Đức Thế Tôn trong 5 năm cầu Pháp sáu năm khổ hạnh là tu hạnh Thanh Văn, 49 ngày dưới cội Bồ Đề là hành Duyên Giác, 49 năm hành đạo là hành Bồ Tát đạo.
An Cư Kiết Hạ là truyền thống tu để hoàn thành tự lợi, hoàn mãn hạnh Thanh Văn. Các Pháp tướng Thiền môn là phương tiện buột tâm để hình thành oai nghi Giới hạnh của người tu. Ngồi Thiền, Tụng Kinh, Niệm Phật, Trì Chú cho đến các nghi thức Quá đường cúng ngọ là phương tiện buộc tâm an trú trong Định, hình thành trí tuệ giải thoát. Khéo ứng xử hợp Pháp tắc Thiền Môn.
Người tu muốn đi vào lộ trình giải thoát giác ngộ như Chư Phật phải đi đúng lộ trình Chư Phật đi mới hoàn thành được đạo nghiệp Bồ Đề.
Điểm Khác Biệt Của Hạnh An Cư Theo Ba Thừa
Thanh Văn tu đại chúng nương chúng tu hành nhờ thầy bạn dìu dắc. Sách tấn nhau trên bước đường tu học. Giới luật trang nghiêm thân, không lơi lỏng. Để viên thành quả vô sanh giải thoát.
Hình ảnh Bồ Tát Shidatta cùng năm tu sĩ trong nhóm Kiều Trần Như, sáu năm tinh chuyên khổ hạnh cho người tu thấy rõ điều này.
Theo Kinh Hoa Nghiêm, đây là chặn đường Ngài Đức Vân Tỳ Kheo dạy Thiện Tài Đồng Tử tu Ức Niệm Pháp Nhất Thiết Cảnh Giới Chư Phật vào Pháp định.
Người tu chúng ta phải làm sao nỗ lực tu hành viên thành Pháp định. Chỗ này, tất cả Pháp môn phương tiện như: Niệm Phật Tụng kinh, Trì chú hay Quán sổ tức, Tham thiền Công Án, Minh sát tuệ, . . .để vào định.
Bậc Thánh Duyên Giác tu một mình trong am cốc, ở nơi vắng vẽ chuyên tu chánh pháp, quán mười hai nhân duyên. Đây là chặng đường 49 ngày dưới cội Bồ Đề nhận được Chơn tâm viên thành Tri kiến Phật. Chỗ này là an cư độc lập, tự tu hành theo hạnh Độc Giác tự mình độc lập tu hành. Ngày nay hạnh Nhập thất tự tu một mình, nghiên cứu quán chiếu giáo Pháp là hạnh Duyên Giác này.
Theo Kinh Hoa Nghiêm, chỗ này là Ngài Hải Vân khai thị Tánh định Bồ Tát qua hình ảnh 12 năm nhìn biển tâm. Chỗ này, người tu nghiên cứu kinh điển thấu đáo mười hai phần giáo hay mười hai bộ kinh đi vào Tánh Định Bát Nhã.
Bồ Tát an trụ Chơn tâm hành đạo giữa cuộc đời theo tinh thần kinh Viên Giác, trước tu hành từ Pháp định, Tánh định đi vào Trí định của Chư Phật, vào đời ứng dụng để hoàn thành Phương Tiện Trí. sau đó nhân phát nguyện hành Bồ Tát hạnh. Đây là Chỗ Thiện Trụ Tỳ Kheo giảng Trí Định tại thôn Hải Ngạn nước Lăng Già hay trong Pháp Hội Thiện Trụ Ýù Thiên Tử dạy người trụ tâm, ứng Pháp lợi lạc tha nhơn, hoàn thành chặn đường tu tập, để bước vào thế gian đi hành đạo.
Nghĩa An Cư theo tinh thần Đại Thừa là an trụ trong Chơn tâm thường tru,ï ứng Pháp ra làm lợi lạc tự thân và tha nhơn. Trong mọi cảnh duyên, mọi nơi, mọi quốc độ.
Tu tập theo ba thừa Thanh Văn Duyên Giác và Bồ Tát :
Hàng Thanh Văn: Phải nương chúng tu học, vì “ Hổ ly sơn hổ bại, tăng ly chúng tăng tàn”
Độc Giác: Tự mình tự tỉnh giác tự vạch lộ trình tu, vận hành trí tự giác thường hằng, an vui trong thiền định, đầy đủ sức thần thông, tự tại trong sanh tử nào vướng bận trần ai. Chỗ này là lắng tâm trong chánh pháp, thấu rõ lý nhân duyên, viên thành Nhất Thiết Trí.
Bồ Tát : Tín - Trụ - Hạnh - Hướng và Địa
Tỉnh Thức- Tỉnh Giác- Trực Giác- Giác ngộ
Thập Tín là tin chắc, không thối thất lui sụt tâm Bồ Đề thanh tịnh của mình.
Thập Trụ là an trụ Bồ Đề Tâm mà tu hành, niệm niệm tinh tấn không lìa.
Thập Hạnh là tất cả hạnh nguyện tâm hành đều hướng về Chơn Tâm.
Thập- Hồi Hướng là tất cả công đức hạnh nguyện việc làm, đều quy hướng về Chơn Tâm thường trụ không lìa.
Thập Địa là nhận được bản tâm, thường hàng hành Mười Ba la mật làm lợi ích thế nhân. trên tinh thần:
Ý Nghĩa An Cư Đại Thừa Theo Tinh Thần Kinh Viên Giác
An cư theo tinh thần Kinh Viên Giác là an trụ tâm trong tự tánh Viên Giác thanh tịnh sẳn có của chính mình hay Chơn Tâm thường trụ mà tu hành ứng dụng. Theo Kinh Hoa Nghiêm chỗ này là hạnh tu của Thập Trụ Bồ Tát. Muốn thế trước tiên hành giả phải tin chắc tự tánh Viên Giác của Phật, hay tin vào bản tâm thanh tịnh của chính mình xưa nay là Phật. Như vua Trần Nhân Tông trong bài Phú Cư Trần Lạc Đạo nói: “Phật chính là lòng, chẳng phải tìm xa, quên mất bản tâm nên ta tìm Phật, rốt ráo mới hay Phật chính là ta”.
Trong Kinh Viên Giác, chương Viên Giác Bồ Tát, Đức Phật dạy: Này Thiện nam! Khi Phật còn tại thế, hoặc nhập diệt rồi, hay đời mạt pháp nếu chúng sanh nào có đủ căn tánh Đại thừa, tin cái Tâm Viên Giác của Phật, phát tâm tu hành; Như ở Già Lam (chùa) thì phải lo xếp đặt chúng Tăng, hoặc có những duyên sự khác không thể chuyên tu tập được, thì tùy phận của hành giả, tư duy và quán sát các pháp môn mà ta đã dạy trước.
Nếu không có nhơn duyên khác, thì hành giả phải lập đạo tràng và định thời kỳ tu tập. Nếu thời gian dài thì 120 ngày, vừa thì 100 ngày, ngắn thì 80 ngày.
Cách bài trí trong tịnh thất, phải treo tràng phan và đủ cả hương hoa. Như Phật còn tại thế thì nên chánh suy nghĩ. Nếu Phật nhập diệt rồi thì an trí hình tượng Phật, mắt nhìn tâm tưởng nhớ, kính đồng như Phật còn hiện tại.
Trải qua 21 ngày đầu, hành giả kính lạy danh hiệu của các đức Phật trong 10 phương và chí thành sám hối. Nếu gặp cảnh giới tốt, thì hành giả tâm được nhẹ nhàng thư thới. Qua 21 ngày rồi, hành giả phải chuyên nhiếp vọng niệm.
Người mới tu, giới đức chưa đủ, thân tâm chưa được thanh tịnh, nên không có năng lực tu định huệ. Vì thế, nên lúc ban đầu phải lập Đạo tràng. Hành giả phải trải qua 21 ngày đầu lễ Phật và sám hối. Cũng như cái chén cần rửa cho sạch, mới có thể đựng Đề hồ được. Hành giả phải nhứt tâm thực hành như vậy, thì thân mới được thanh tịnh. Trong 21 ngày, hoặc căn lành phát hiện, hay có cảm ứng: hành giả thấy được điềm lành, thời thân tâm sẽ được khoan khoái.
Cảnh giới tốt: Như ở trong chiêm bao thấy Phật, hoặc khi lễ sám hối thấy hào quang v.v...
Này Thiện nam! Nếu gặp đầu mùa Hạ 3 tháng an cư, thì hành giả phải an trụ nơi hạnh thanh tịnh của Bồ Tát, tâm lìa tư tưởng của Thanh văn, không nương nhờ đồ chúng.
Đến ngày an cư, hành giả phải đối trước Phật phát nguyện như vầy : “Con là Tỳ kheo (tên gì) hoặc Tỳ kheo Ni, Ưu bà Tắc hay Ưu bà Di, nguyện tu theo hạnh tịch diệt của Bồ Tát thừa, trụ trì nơi thật tướng, lấy Đại Viên Giác ( Chơn tâm thanh tịnh chính mình) làm Già Lam (chùa). Thân tâm con an cư nơi “Bình đẳng tánh trí” hay “tự tánh Niết Bàn”, không có hệ thuộc xứ sở.
Con nay chẳng y theo Thanh văn, con kính thỉnh 10 phương chư Phật và các vị Bồ Tát, cùng với con đồng làm pháp an cư ba tháng. Con vì một nhơn duyên lớn là tu Bồ Tát hạnh, cầu chứng quả Vô Thượng Diệu Giác, nên không hệ phược đồ chúng.
Tu như thế mãn ba thời kỳ rồi, tùy ý hành giả ra vào vô ngại. Đây gọi là Bồ Tát thị hiện an cư.
Đức Phật dạy hành giả lập thời kỳ tu tập như vậy chưa đủ mà phải an cư ba tháng, bắt đầu từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy âm lịch. Người phát tâm Bồ Đề tu theo Viên Giác, thì phải an cư theo Bồ Tát hạnh. Nghĩa là không cần phải tập chúng an cư theo Luật căn bản, mà tâm của hành giả phải luôn luôn an trụ nơi Chơn Tâm thanh tịnh và hạnh thanh tịnh của Bồ Tát, thường hằng làm lợi ích tha nhơn bằng Chơn tâm thanh tịnh. Bởi thế nên trên nguyên văn kinh nói: “Tâm rời tư tưởng của Thanh Văn, không nương nhờ đồ chúng”.
Sự khác biệt của an cư theo tinh thần kinh Viên Giác là người tu Đại Thừa lấy Chơn Tâm Thanh Tịnh hay bản lai Phật Tánh của chính mình làm chỗ nương tựa theo tinh thần “Hãy tự thắp đuốc lên mà đi”, hay “Hãy tự mình là hải đảo nương tựa chính mình”. Chỗ này là hạnh Độc Giác. Sau khi hoàn mãn hạnh này, thì vào đời hành cước trừng tâm quán chiếu sau đó mới lập hạnh hành bồ tát đạo, tâm luôn an trú trong "Bình đẳng tánh trí” hay “tự tánh Niết Bàn”, không có hệ thuộc xứ sở.
Trong lúc an cư kiết hạ là hạnh nghiệp mà Thanh Văn phải nhất tâm phụng hành, vì “Tăng ly chúng tăng tàn, Hổ ly sơn Hổ bại” nhờ sự sách tấn của chúng Tăng mà ba tháng an cư sanh trí sáng, chín tuần tu học làm nền tảng giới định trọn đầy.
Theo Kinh Viên Giác: Đến ngày an cư, hành giả phải đối trước Phật bạch như vầy :
“Con tên … thọ giới Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc (thiện nam) hay Ưu bà di (Tín nữ) ; nay y theo pháp Đại thừa tu theo hạnh tịch diệt của Bồ Tát, lấy Viên Giác làm chùa, thân tâm con thường an trụ nơi tự tánh Niết Bàn hay Bình Đẳng Tánh Trí “Con nay vì muốn tu hạnh Viên Giác, nên không theo luật an cư của Thanh Văn (Căn Bản) không tập chúng Tăng an cư, mà con chỉ cầu thỉnh 10 phương chư Phật và Bồ Tát cùng với con làm pháp an cư trong ba tháng”. Hành giả an cư như thế ba tháng, sau khi mãn thời kỳ rồi, tùy ý đi tới lui không ngại.
Này Thiện nam! Như chúng sanh đời mạt pháp muốn tu hành để cầu đạo Bồ Tát, trong khi vào tu ba thời kỳ này, nếu thấy có các thắng cảnh hiện ra, mà không đúng như hành giả đã nghe thấy, thì quyết không nên chấp thủ.
Như vậy! theo tinh thần kinh Viên Giác vạch cho chúng ta thấy rõ Bồ Tát không y vào sự tướng bên ngoài tu tập hành đạo, chỉ y vào Chơn tâm thanh tịnh hay tự tánh Viên Giác của chính mình mà an cư, cho viên thành đạo nghiệp chơn tâm hiện bày, y vào tâm này mà ứng dụng, chứ không nương vào đại chúng và Thanh Văn.
Như vậy! hạnh an cư của Bồ Tát đầu tiên là y theo Độc Giác tu hành các Pháp căn bản như Niệm Phật tụng Kinh trì chú vào định, hiểu được tự tánh thanh tịnh ngộ được nguồn tâm.
Nếu người nào nghiệp chướng nặng nề khó tu Pháp thì phải nhất tâm sám hối nghiệp chướng như Lời Đức Phật dạy: Này Thiện nam! Nếu chúng sanh đời mạt pháp, tâm muốn cầu đạo, nhưng vì nghiệp chướng đời trước nặng nề, căn tánh ám độn, nên tu hành khó thành tựu, thì phải siêng năng sám hối; thường sanh tâm trông mong đoạn trừ các phiền não: thương, ghét, tật đố, dối nịnh v.v… và tìm cầu quả vị cao thượng thù thắng.
Như vậy! An cư tinh thần Kinh Viên Giác là không nương tựa chúng Tăng an cư theo truyền thống mà tự mình thiết lập đạo tràng trang nghiêm, định thời khóa tu hành trước Sám Hối nghiệp chướng, sau mới đi vào Pháp tu, thỉnh mười phương Chư Phật Bồ Tát hiền thánh chứng minh làm pháp an cư.
Lúc đầu, chúng ta tu tập phải nương chúng tu hành, khi tâm thuần thục, đi sâu vào Chánh Pháp thì phải “Lấy cô đơn làm bạn lữ lấy thiền định làm cuộc sống” mới hoàn bị được trí tuệ. Hình ảnh Đức Phật trong sáu năm khổ hạnh tu hành cùng năm anh em Kiều Trần Như là điển hình. Sau khi năm vị này bỏ đi, Ngài một mình hành đạo trong 49 ngày mới chứng đạo là một điển hình rõ nét nhất.
Như vậy! An cư kiết hạ là truyền thống mà Đức Phật đã chế định cho tăng chúng tu hành nhân mùa an cư kiết hạ, truyền thống này được chư Tổ duy trì và phát triển đến ngày nay, Giáo hội và Tăng đoàn cùng nhau duy trì. Tuy nhiên, trên tinh thần chánh Pháp, có vị nhập chúng an cư theo luật định, có vị an cư theo tinh thần tâm niệm an cư, có vị vào mùa hạ, tự mình thiết lập đạo tràng an cư hành đạo. Căn cứ tinh thần Chánh Pháp, hành thế nào cũng được nhưng điều thiết thực là làm sao chúng ta có chương trình tu tập, lộ trình đi rõ ràng để hoàn thành được giới hạnh uy nghi, thiền định và trí tuệ Bát Nha,õ để ứng dụng vào cuộc sống và đời tu làm lợi ích tha nhơn trên tinh thần tự giác, giác tha và lần lần hoàn thành hạnh giác ngộ viên mãn như Chư Phật và hiền thánh.
Tác giả bài viết: TT. Thích Nguyên Bình
Mỗi năm, khi mùa sen vừa nở rộ, toàn thể Phật giáo đồ Việt Nam cũng như toàn thế giới hoan hỷ đón mừng đại lễ Phật Đản, thì ngày hôm sau, các trường an cư kiết hạ theo truyền thống Bắc Truyền, bắt đầu khai hạ từ 16- 4 đến 16-7 AL hàng năm. Trong lúc mùa an cư của Phật giáo Nam truyền bắt đầu từ 15 - 7 đến 15 - 9 hàng năm.
An cư kiết hạ được xem là truyền thống cao đẹp của đạo Phật vì nó thể hiện tinh thần tu tập, để viên thành tâm lực và trí lực, để có năng lực lợi ích tha nhơn, và mở lòng từ bi thương người lợi vật. Thuở xưa khi văn minh vật chất chưa phát triển, ở tại xứ Ấn Độ mưa dầm, trong ba tháng này, việc khất thực đi lại khó khăn, bất tiện. côn trùng sanh sôi nảy nở nhiều, dễ dẩm đạp chúng.
Cho nên, Đức Phật dạy hàng môn đệ trong ba tháng này phải chọn nơi trụ xứ an ổn, có thí chủ ủng hộ, tập chúng tu hành tinh nghiêm, ngỏ hầu có đạo lực giáo hoá tha nhơn và lợi ích chúng sanh.
Trên tinh thần: “Tam Ngoạt An Cư Đình Ýù Mã, Chín Tuần Tu Học Định Tâm Viên” Người tu bước đầu phải thúc liễm thân tâm, thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý theo oai nghi Pháp tắc thiền môn, học thông giới luật trong những năm đầu, sau đó mới được nghe Kinh, Ngồi Thiền. nhưng ngày nay, thường kinh luật và sự tu tập được dạy song hành trong những trường hạ từ căn bản đến nâng cao.
Thuở xưa! Trong thời Đức Thế Tôn tại thế, theo truyền thống Tăng già, mùa an cư kiết hạ là mùa chúng tăng an cư tại chổ, vì việc đi lại trong mưa khó khăn dể đạp côn trùng sanh lầm lỗi. Các Tỳ Kheo nhân đó nổ lực tiến tu, nhiều vị được hoàn thành đạo quả chứng A La Hán đạo.
Ngày nay, trong xã hội văn minh vật chất, người tăng sĩ bận rộn Phật sự, chùa chiền, không có thời gian nghĩ ngơi tu tập theo truyền thống xưa. Cho nên, việc an cư kiết hạ tiến tu trong ba tháng là điều quan trọng vô cùng với mỗi người con Phật chơn chánh.
Theo tinh thần Đại Thừa, lộ trình tu của người tu Phật phải trải qua ba quá trình: Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát. Đức Thế Tôn trong 5 năm cầu Pháp sáu năm khổ hạnh là tu hạnh Thanh Văn, 49 ngày dưới cội Bồ Đề là hành Duyên Giác, 49 năm hành đạo là hành Bồ Tát đạo.
An Cư Kiết Hạ là truyền thống tu để hoàn thành tự lợi, hoàn mãn hạnh Thanh Văn. Các Pháp tướng Thiền môn là phương tiện buột tâm để hình thành oai nghi Giới hạnh của người tu. Ngồi Thiền, Tụng Kinh, Niệm Phật, Trì Chú cho đến các nghi thức Quá đường cúng ngọ là phương tiện buộc tâm an trú trong Định, hình thành trí tuệ giải thoát. Khéo ứng xử hợp Pháp tắc Thiền Môn.
Người tu muốn đi vào lộ trình giải thoát giác ngộ như Chư Phật phải đi đúng lộ trình Chư Phật đi mới hoàn thành được đạo nghiệp Bồ Đề.
Điểm Khác Biệt Của Hạnh An Cư Theo Ba Thừa
Thanh Văn tu đại chúng nương chúng tu hành nhờ thầy bạn dìu dắc. Sách tấn nhau trên bước đường tu học. Giới luật trang nghiêm thân, không lơi lỏng. Để viên thành quả vô sanh giải thoát.
Hình ảnh Bồ Tát Shidatta cùng năm tu sĩ trong nhóm Kiều Trần Như, sáu năm tinh chuyên khổ hạnh cho người tu thấy rõ điều này.
Theo Kinh Hoa Nghiêm, đây là chặn đường Ngài Đức Vân Tỳ Kheo dạy Thiện Tài Đồng Tử tu Ức Niệm Pháp Nhất Thiết Cảnh Giới Chư Phật vào Pháp định.
Người tu chúng ta phải làm sao nỗ lực tu hành viên thành Pháp định. Chỗ này, tất cả Pháp môn phương tiện như: Niệm Phật Tụng kinh, Trì chú hay Quán sổ tức, Tham thiền Công Án, Minh sát tuệ, . . .để vào định.
Bậc Thánh Duyên Giác tu một mình trong am cốc, ở nơi vắng vẽ chuyên tu chánh pháp, quán mười hai nhân duyên. Đây là chặng đường 49 ngày dưới cội Bồ Đề nhận được Chơn tâm viên thành Tri kiến Phật. Chỗ này là an cư độc lập, tự tu hành theo hạnh Độc Giác tự mình độc lập tu hành. Ngày nay hạnh Nhập thất tự tu một mình, nghiên cứu quán chiếu giáo Pháp là hạnh Duyên Giác này.
Theo Kinh Hoa Nghiêm, chỗ này là Ngài Hải Vân khai thị Tánh định Bồ Tát qua hình ảnh 12 năm nhìn biển tâm. Chỗ này, người tu nghiên cứu kinh điển thấu đáo mười hai phần giáo hay mười hai bộ kinh đi vào Tánh Định Bát Nhã.
Bồ Tát an trụ Chơn tâm hành đạo giữa cuộc đời theo tinh thần kinh Viên Giác, trước tu hành từ Pháp định, Tánh định đi vào Trí định của Chư Phật, vào đời ứng dụng để hoàn thành Phương Tiện Trí. sau đó nhân phát nguyện hành Bồ Tát hạnh. Đây là Chỗ Thiện Trụ Tỳ Kheo giảng Trí Định tại thôn Hải Ngạn nước Lăng Già hay trong Pháp Hội Thiện Trụ Ýù Thiên Tử dạy người trụ tâm, ứng Pháp lợi lạc tha nhơn, hoàn thành chặn đường tu tập, để bước vào thế gian đi hành đạo.
Nghĩa An Cư theo tinh thần Đại Thừa là an trụ trong Chơn tâm thường tru,ï ứng Pháp ra làm lợi lạc tự thân và tha nhơn. Trong mọi cảnh duyên, mọi nơi, mọi quốc độ.
Tu tập theo ba thừa Thanh Văn Duyên Giác và Bồ Tát :
Hàng Thanh Văn: Phải nương chúng tu học, vì “ Hổ ly sơn hổ bại, tăng ly chúng tăng tàn”
Độc Giác: Tự mình tự tỉnh giác tự vạch lộ trình tu, vận hành trí tự giác thường hằng, an vui trong thiền định, đầy đủ sức thần thông, tự tại trong sanh tử nào vướng bận trần ai. Chỗ này là lắng tâm trong chánh pháp, thấu rõ lý nhân duyên, viên thành Nhất Thiết Trí.
Bồ Tát : Tín - Trụ - Hạnh - Hướng và Địa
Tỉnh Thức- Tỉnh Giác- Trực Giác- Giác ngộ
Thập Tín là tin chắc, không thối thất lui sụt tâm Bồ Đề thanh tịnh của mình.
Thập Trụ là an trụ Bồ Đề Tâm mà tu hành, niệm niệm tinh tấn không lìa.
Thập Hạnh là tất cả hạnh nguyện tâm hành đều hướng về Chơn Tâm.
Thập- Hồi Hướng là tất cả công đức hạnh nguyện việc làm, đều quy hướng về Chơn Tâm thường trụ không lìa.
Thập Địa là nhận được bản tâm, thường hàng hành Mười Ba la mật làm lợi ích thế nhân. trên tinh thần:
Thường hằng an trụ Chơn Tâm, Sống trong ngũ dục trần lao, Trải bao nhẫn nhục rèn tâm, Chẳng hề nghĩ đến tự thân. Tu hành phương tiện viên thành Hy sinh tinh tấn viên dung Biện tài, Vô uý, thường hành |
Trí chơn toả sáng đạo mầu an vui, Không hề vướng bận khổ đau sá gì. Tử sanh tự tại mãi vì chúng sanh, Ta bà cửu trụ chẳng lìa chúng sanh Lập hoằng thệ nguyện lợi sanh không cùng Mười môn trí lực cùng nhau viên thành Diệu Tâm trùm khắp, trí chơn hiện bày (Nguyên Bình).
|
Ý Nghĩa An Cư Đại Thừa Theo Tinh Thần Kinh Viên Giác
An cư theo tinh thần Kinh Viên Giác là an trụ tâm trong tự tánh Viên Giác thanh tịnh sẳn có của chính mình hay Chơn Tâm thường trụ mà tu hành ứng dụng. Theo Kinh Hoa Nghiêm chỗ này là hạnh tu của Thập Trụ Bồ Tát. Muốn thế trước tiên hành giả phải tin chắc tự tánh Viên Giác của Phật, hay tin vào bản tâm thanh tịnh của chính mình xưa nay là Phật. Như vua Trần Nhân Tông trong bài Phú Cư Trần Lạc Đạo nói: “Phật chính là lòng, chẳng phải tìm xa, quên mất bản tâm nên ta tìm Phật, rốt ráo mới hay Phật chính là ta”.
Trong Kinh Viên Giác, chương Viên Giác Bồ Tát, Đức Phật dạy: Này Thiện nam! Khi Phật còn tại thế, hoặc nhập diệt rồi, hay đời mạt pháp nếu chúng sanh nào có đủ căn tánh Đại thừa, tin cái Tâm Viên Giác của Phật, phát tâm tu hành; Như ở Già Lam (chùa) thì phải lo xếp đặt chúng Tăng, hoặc có những duyên sự khác không thể chuyên tu tập được, thì tùy phận của hành giả, tư duy và quán sát các pháp môn mà ta đã dạy trước.
Nếu không có nhơn duyên khác, thì hành giả phải lập đạo tràng và định thời kỳ tu tập. Nếu thời gian dài thì 120 ngày, vừa thì 100 ngày, ngắn thì 80 ngày.
Cách bài trí trong tịnh thất, phải treo tràng phan và đủ cả hương hoa. Như Phật còn tại thế thì nên chánh suy nghĩ. Nếu Phật nhập diệt rồi thì an trí hình tượng Phật, mắt nhìn tâm tưởng nhớ, kính đồng như Phật còn hiện tại.
Trải qua 21 ngày đầu, hành giả kính lạy danh hiệu của các đức Phật trong 10 phương và chí thành sám hối. Nếu gặp cảnh giới tốt, thì hành giả tâm được nhẹ nhàng thư thới. Qua 21 ngày rồi, hành giả phải chuyên nhiếp vọng niệm.
Người mới tu, giới đức chưa đủ, thân tâm chưa được thanh tịnh, nên không có năng lực tu định huệ. Vì thế, nên lúc ban đầu phải lập Đạo tràng. Hành giả phải trải qua 21 ngày đầu lễ Phật và sám hối. Cũng như cái chén cần rửa cho sạch, mới có thể đựng Đề hồ được. Hành giả phải nhứt tâm thực hành như vậy, thì thân mới được thanh tịnh. Trong 21 ngày, hoặc căn lành phát hiện, hay có cảm ứng: hành giả thấy được điềm lành, thời thân tâm sẽ được khoan khoái.
Cảnh giới tốt: Như ở trong chiêm bao thấy Phật, hoặc khi lễ sám hối thấy hào quang v.v...
Này Thiện nam! Nếu gặp đầu mùa Hạ 3 tháng an cư, thì hành giả phải an trụ nơi hạnh thanh tịnh của Bồ Tát, tâm lìa tư tưởng của Thanh văn, không nương nhờ đồ chúng.
Đến ngày an cư, hành giả phải đối trước Phật phát nguyện như vầy : “Con là Tỳ kheo (tên gì) hoặc Tỳ kheo Ni, Ưu bà Tắc hay Ưu bà Di, nguyện tu theo hạnh tịch diệt của Bồ Tát thừa, trụ trì nơi thật tướng, lấy Đại Viên Giác ( Chơn tâm thanh tịnh chính mình) làm Già Lam (chùa). Thân tâm con an cư nơi “Bình đẳng tánh trí” hay “tự tánh Niết Bàn”, không có hệ thuộc xứ sở.
Con nay chẳng y theo Thanh văn, con kính thỉnh 10 phương chư Phật và các vị Bồ Tát, cùng với con đồng làm pháp an cư ba tháng. Con vì một nhơn duyên lớn là tu Bồ Tát hạnh, cầu chứng quả Vô Thượng Diệu Giác, nên không hệ phược đồ chúng.
Tu như thế mãn ba thời kỳ rồi, tùy ý hành giả ra vào vô ngại. Đây gọi là Bồ Tát thị hiện an cư.
Đức Phật dạy hành giả lập thời kỳ tu tập như vậy chưa đủ mà phải an cư ba tháng, bắt đầu từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy âm lịch. Người phát tâm Bồ Đề tu theo Viên Giác, thì phải an cư theo Bồ Tát hạnh. Nghĩa là không cần phải tập chúng an cư theo Luật căn bản, mà tâm của hành giả phải luôn luôn an trụ nơi Chơn Tâm thanh tịnh và hạnh thanh tịnh của Bồ Tát, thường hằng làm lợi ích tha nhơn bằng Chơn tâm thanh tịnh. Bởi thế nên trên nguyên văn kinh nói: “Tâm rời tư tưởng của Thanh Văn, không nương nhờ đồ chúng”.
Sự khác biệt của an cư theo tinh thần kinh Viên Giác là người tu Đại Thừa lấy Chơn Tâm Thanh Tịnh hay bản lai Phật Tánh của chính mình làm chỗ nương tựa theo tinh thần “Hãy tự thắp đuốc lên mà đi”, hay “Hãy tự mình là hải đảo nương tựa chính mình”. Chỗ này là hạnh Độc Giác. Sau khi hoàn mãn hạnh này, thì vào đời hành cước trừng tâm quán chiếu sau đó mới lập hạnh hành bồ tát đạo, tâm luôn an trú trong "Bình đẳng tánh trí” hay “tự tánh Niết Bàn”, không có hệ thuộc xứ sở.
Trong lúc an cư kiết hạ là hạnh nghiệp mà Thanh Văn phải nhất tâm phụng hành, vì “Tăng ly chúng tăng tàn, Hổ ly sơn Hổ bại” nhờ sự sách tấn của chúng Tăng mà ba tháng an cư sanh trí sáng, chín tuần tu học làm nền tảng giới định trọn đầy.
Theo Kinh Viên Giác: Đến ngày an cư, hành giả phải đối trước Phật bạch như vầy :
“Con tên … thọ giới Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc (thiện nam) hay Ưu bà di (Tín nữ) ; nay y theo pháp Đại thừa tu theo hạnh tịch diệt của Bồ Tát, lấy Viên Giác làm chùa, thân tâm con thường an trụ nơi tự tánh Niết Bàn hay Bình Đẳng Tánh Trí “Con nay vì muốn tu hạnh Viên Giác, nên không theo luật an cư của Thanh Văn (Căn Bản) không tập chúng Tăng an cư, mà con chỉ cầu thỉnh 10 phương chư Phật và Bồ Tát cùng với con làm pháp an cư trong ba tháng”. Hành giả an cư như thế ba tháng, sau khi mãn thời kỳ rồi, tùy ý đi tới lui không ngại.
Này Thiện nam! Như chúng sanh đời mạt pháp muốn tu hành để cầu đạo Bồ Tát, trong khi vào tu ba thời kỳ này, nếu thấy có các thắng cảnh hiện ra, mà không đúng như hành giả đã nghe thấy, thì quyết không nên chấp thủ.
Như vậy! theo tinh thần kinh Viên Giác vạch cho chúng ta thấy rõ Bồ Tát không y vào sự tướng bên ngoài tu tập hành đạo, chỉ y vào Chơn tâm thanh tịnh hay tự tánh Viên Giác của chính mình mà an cư, cho viên thành đạo nghiệp chơn tâm hiện bày, y vào tâm này mà ứng dụng, chứ không nương vào đại chúng và Thanh Văn.
Như vậy! hạnh an cư của Bồ Tát đầu tiên là y theo Độc Giác tu hành các Pháp căn bản như Niệm Phật tụng Kinh trì chú vào định, hiểu được tự tánh thanh tịnh ngộ được nguồn tâm.
Nếu người nào nghiệp chướng nặng nề khó tu Pháp thì phải nhất tâm sám hối nghiệp chướng như Lời Đức Phật dạy: Này Thiện nam! Nếu chúng sanh đời mạt pháp, tâm muốn cầu đạo, nhưng vì nghiệp chướng đời trước nặng nề, căn tánh ám độn, nên tu hành khó thành tựu, thì phải siêng năng sám hối; thường sanh tâm trông mong đoạn trừ các phiền não: thương, ghét, tật đố, dối nịnh v.v… và tìm cầu quả vị cao thượng thù thắng.
Như vậy! An cư tinh thần Kinh Viên Giác là không nương tựa chúng Tăng an cư theo truyền thống mà tự mình thiết lập đạo tràng trang nghiêm, định thời khóa tu hành trước Sám Hối nghiệp chướng, sau mới đi vào Pháp tu, thỉnh mười phương Chư Phật Bồ Tát hiền thánh chứng minh làm pháp an cư.
Lúc đầu, chúng ta tu tập phải nương chúng tu hành, khi tâm thuần thục, đi sâu vào Chánh Pháp thì phải “Lấy cô đơn làm bạn lữ lấy thiền định làm cuộc sống” mới hoàn bị được trí tuệ. Hình ảnh Đức Phật trong sáu năm khổ hạnh tu hành cùng năm anh em Kiều Trần Như là điển hình. Sau khi năm vị này bỏ đi, Ngài một mình hành đạo trong 49 ngày mới chứng đạo là một điển hình rõ nét nhất.
Như vậy! An cư kiết hạ là truyền thống mà Đức Phật đã chế định cho tăng chúng tu hành nhân mùa an cư kiết hạ, truyền thống này được chư Tổ duy trì và phát triển đến ngày nay, Giáo hội và Tăng đoàn cùng nhau duy trì. Tuy nhiên, trên tinh thần chánh Pháp, có vị nhập chúng an cư theo luật định, có vị an cư theo tinh thần tâm niệm an cư, có vị vào mùa hạ, tự mình thiết lập đạo tràng an cư hành đạo. Căn cứ tinh thần Chánh Pháp, hành thế nào cũng được nhưng điều thiết thực là làm sao chúng ta có chương trình tu tập, lộ trình đi rõ ràng để hoàn thành được giới hạnh uy nghi, thiền định và trí tuệ Bát Nha,õ để ứng dụng vào cuộc sống và đời tu làm lợi ích tha nhơn trên tinh thần tự giác, giác tha và lần lần hoàn thành hạnh giác ngộ viên mãn như Chư Phật và hiền thánh.
Tác giả bài viết: TT. Thích Nguyên Bình
Bài viết cùng chủ đề:
- 10 lời khuyên giúp chúng ta biết sống và đi theo dấu chân của Đức Phật
- Oai Nghi Của Người Phật Tử
- Cáo phó Cụ bà Huỳnh Thị Dung
- Công An tỉnh BRVT thăm, chúc tết Ban Trị sự GHPGVN thành phố Bà Rịa
- Hội nghị Trực tuyến Suy cử Nhân sự Ban Trị Sự GHPGVN Thành phố Bà Rịa nhiệm kỳ 2021-2026
- TP.Bà Rịa: Trang nghiêm Đại lễ Phật đản PL.2566 – DL.2022
- CHÙA CHÁNH THIÊN-LONG TRỌNG TỔ CHỨC ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU (16.7.Qúy Mẹo-2023)
- TỊNH XÁ NGỌC PHƯỚC TRANG NGHIÊM TỔ CHỨC ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 18.7.Qúy Mẹo-2023
- ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU-CHÙA PHÁP QUANG TRANG NGHIÊM TỔ CHỨC NGÀY 19.7.Quý Mẹo-2023
- ĐOÀN BTS GHPGVN TỈNH BR-VT THĂM VÀ LÀM VIỆC BTS GHPGVN TP. BÀ RỊA 6/12/2023
- ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN 2024-BAN TRỊ SỰ GHPGVN TP. BÀ RỊA
- Triển Khai Hiến Chương Giáo Hội - Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn Chủ Tịch HĐTSTW
- Lễ khai mạc Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần 7 (2012-2017)
- Đại lễ Khánh Thành Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh
- Cuộc Đời và Đạo Nghiệp Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thanh Bích
- GHPGVN TP. Đà Nẵng Thiết trí Lễ đài Phật đản PL. 2560 - DL. 2016
- Diễu hành xe hoa Mừng Phật Đản PL.2562 - BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu-Cuộc Đời & Đạo Nghiệp
- Phật Giáo Thành Phố Bà Rịa - Kính Mừng Lễ Phật Đản PL: 2562 - DL: 2018
- ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK BAN TRI SỰ PHẬT GIÁO TP-BÀ RỊA -PL:2563- DL:2019 ngày 13/4/Kỷ Hợi (17/5/2019)
- CHỮ TÂM TRONG ĐẠO PHẬT-TT.THÍCH TRÍ
- Ban Từ thiện xã hội PG TP.Bà Rịa tổ chức Phiên chợ 0 đồng trước thềm xuân Giáp Thìn
- LỊCH SINH HOẠT TRƯỜNG HẠ PL.2567 - DL.2023
- Ban Trị sự GHPGVN TP.Bà Rịa tham dự Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua năm 2022
- TP.BÀ RỊA BẾ GIẢNG KHÓA AN CƯ PL.2566
- TP. Bà Rịa: Buffet chay gây quỹ ủng hộ Đại hội PG tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
- Thượng toạ Thích Kiến Tánh sinh hoạt Đại cương các bộ luật Phật giáo tại Hạ trường Chùa Long Quang
- Ni trưởng Thích Nữ Thuần Trí với chủ đề Mục đích và ý nghĩa cuộc sống tại Hạ trường Chùa Bảo Hải
- NS. Thích Nữ Linh Viên giảng Tín Tâm Minh (tiếp theo) tại Hạ trường Chùa Bảo Hải
- NT. Thích Nữ Như Từ quang lâm thăm hỏi Hạ trường Ni Chùa Bảo Hải
- ĐĐ. Thích Hoằng Trí chia sẻ pháp thoại "Thiền Tịnh bất nhị" tại Hạ trường Chùa Long Quang
- TT. Thích Thiện Thuận với pháp thoại chủ đề Tỳ-ni trong đời sống Tăng sĩ tại Hạ trường Chùa Long Quang
- HT. Thích Giác Hạnh giảng Tứ tất đàn tại Hạ trường Chùa Long Quang