Phật học >> Nghiên cứu
Ý nghĩa THẬP NHƯ THỊ theo tinh thần Kinh Pháp Hoa
Ngày đăng: 23-11-2024 - Lượt xem: 2653
Mở đầu các quyển kinh đều nói như thị ngã văn Hai chữ “Như Vậy” đặt ở ngay đầu mỗi quyển kinh để khẳng định lòng tin sâu đầy của các bậc kiết tập kinh điển đối với lời Đức Phật dạy.
Hai chữ “Như Vậy” là y theo hạnh nguyện của chính mình cũng như của chư Phật trong quá khứ. Như vậy là chỉ cho Chân tâm vắng lặng thanh tịnh, chỗ này chúng sanh cùng chư Phật bình đẳng không sai khác khi giác ngộ chân tâm thường trụ chính mình dưới cội Bồ Đề. Đức Thế Tôn đã nhận lời thưa thỉnh của Chư Thiên Chuyển Pháp Luân, khai thị tâm này cho chúng sanh theo hạnh nguyện Chư Phật ba đời. Người tu hành đúng theo đạo Phật thì phải nhận được bản tâm thanh tịnh chính mình như Chư Phật, vì Chư Phật ba đời cùng chư Bồ Tát và các vị Tổ sư đều hành như vậy. Hôm nay chúng ta phát Bồ Đề tâm tu Bát Nhã Ba la mật cũng phải hành như vậy. Đó là mật nghĩa của hai chữ “Như Vậy”.
Mật ý của hai chữ “Như Vậy” là phải vâng theo lời Phật dạy hay y theo Chân Tâm Phật tánh của mình mà nghe, bằng tâm bình đẳng.
Mở đầu tất cả các bộ kinh đều bằng hai chữ “Như Vậy” là dạy chúng ta phải nghe bằng Chân Tâm, hiểu bằng Nhứt Thiết Trí giác ngộ như Chư Phật và hiền thánh, cái nghe này mới chính xác, không sai lầm vượt ngoài tình thức, nhận rõ được mật ý của Chư Phật Bồ Tát khi nói kinh giáo ra.
Trong tự thân mỗi con người chúng ta có hai cái biết:
Một cái biết bằng Vọng tâm, một cái biết bằng Chân Tâm.
Nếu chúng ta dùng hệ thống thức phân biệt thì chúng ta sẽ đau khổ, phiền não tạo nghiệp báo vì dùng thức phân biệt, khi nghe những lời khen - chê - phỉ báng… là chúng ta rơi ngay vào đau khổ, tạo nghiệp không cùng.
Nếu chúng ta nghe bằng Chân Tâm thanh tịnh thì pháp giới đó vẫn là pháp giới thanh tịnh; mặc dù họ phỉ báng, nói xấu ta… nhưng vì chúng ta đã ở trong Chân Tâm thanh tịnh rồi thì cái biết đó xem như bọt nước trôi qua, đó là cái biết của vọng thức.
Đạo Phật rất đơn giản và chính xác nhưng với điều kiện người tu phải nhận và ứng dụng được Chân Tâm thanh tịnh của chính mình, nếu không thì chúng ta vẫn ở trong vọng thức, vọng tưởng, dù cho có tu bao nhiêu năm, bao nhiêu kiếp, dù cho có ở cấp bậc nào ở đời đi nữa mà không dùng được Chân Tâm thì vẫn kẹt trong vọng thức. Rõ ràng hai cái biết là khác nhau, nói là tâm sanh pháp, nhưng sanh pháp như thế nào?
Vọng tâm sanh pháp thì sẽ đau khổ. Ví như hai người cùng cất hai căn nhà, một người cất nhà lên thì đau khổ, một người cất nhà lại an lạc. Nếu người thứ hai cất nhà mà tâm vẫn trống không thanh tịnh thì người đó không có đau khổ, phiền não, mặc dù vẫn sử dụng hết tất cả các pháp như mọi người mà bên trong hằng vắng lặng thanh tịnh, đó là chỗ ứng dụng của đạo. Nếu cứ mãi dùng hệ thống vọng thức thì muôn kiếp nằm trong vui buồn đau khổ hoan lạc giận hờn thương ghét không thể thoát ra. Khi chúng ta còn chấp có - không, phải quấy, ghét - thương thì đó là hệ thống thức năm thức trước do ý thức điều khiển duyên theo cảnh qua thức thứ bảy Mạt na, sẽ lưu trữ chủng tử vào Tàng thức. Vì vậy trong Kinh Đại Bát Nhã Đức Phật dạy người tu nhìn các pháp Như huyễn, như diệm, như trăng dưới nước, như hư không, như tiếng vang, như thành Càn Thát Bà, như mộng, như ảnh, như bóng trong gương, như hóa.
Khi nhìn được các pháp giả danh không thật thì tâm đừng phân biệt, chấp thủ nên không tạo chủng tử nghiệp lưu trữ vào Tàng thức, tâm hằng thanh tịnh để trở về Căn Bản Trí hay Chân tâm, Nhứt thiết Trí thì ứng dụng được Sai biệt Trí.
Chỗ này cũng chính là “Thập Như Thị” theo Kinh Pháp Hoa.
Trong Kinh Pháp Hoa, đức Phật dạy: Thôi Xá Lợi Phất! Chẳng cần nói nữa. Vì sao? Vì pháp khó hiểu ít có, dù thứ nhứt mà Phật trọn nên nói, chỉ có Phật cùng Phật mới có thể thấu tột tướng chơn thật của các pháp, nghĩa là các pháp: Tướng như vậy, tác như vậy, nhơn như vậy, thể như vậy, lực như vậy, quả như vậy, báo như vậy, trước sau rốt ráo như vậy.
“Như thị” là như thế nào? Là nhìn các pháp như vậy, đừng khởi niệm phân biệt, suy nghĩ. “Chỗ này muốn nói chúng ta phải nhìn tất cả các pháp bằng tâm thanh tịnh bất động. Nhìn tất cả pháp tâm thường hằng xoay cái biết trở về tâm thanh tịnh của chính mình, trên tinh thần đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền.
“Tướng như thị” đó là tướng của các pháp xưa nay hằng vắng lặng thanh tịnh, như Kinh Pháp Hoa nói: “Các Pháp từ xưa nay, tướng thường tự vắng lặng, pháp nào trụ vị ấy, thế gian tướng thường trụ” là biết nó là các pháp do duyên hợp mà thành thì đừng khởi niệm phân biệt suy nghĩ, đó là “như thị pháp”.
Theo Kinh Pháp Hoa, tự tánh vốn vắng lặng, thanh tịnh, đâu còn khởi niệm nữa, gọi là “Như thị tánh”.
“Như thị thể” nghĩa là thể tánh xưa nay vốn vắng lặng thanh tịnh. Nên gọi là Như Thị, thế nhưng diệu dụng là diệu dụng lại trùm khắp tất cả, tánh tướng dụng có thể diệu dụng được mà diệu dụng không chấp, không khởi phân biệt, chỗ này trở về chỗ tịch lặng của nó.
“Như thị lực”, là từ trong Chân Tâm , diệu dụng được tâm lực Trí lực, hành các pháp trùm khắp hết tất cả, cái đó là “Như thị lực”, đó là như thật. Các pháp đều là như vậy.
“Như thị tác”, khi chúng ta dùng diệu lực, nó tác dụng trùm khắp, ứng dụng được trùm khắp, diệu dụng được trùm khắp, chỗ đó là làm lợi lạc cho tha nhân.
“Như thị nhân”, tướng, tánh, thể, lực, tác, chỗ này có một cái nhân, nhân ở đây là nhân từ trong các pháp ứng dụng ra do cái nhân thiện, nhân ác, nhân đúng, nhân sai thì chúng ta có một cái nhân rõ ràng, nó là như vậy, không sai khác.
“Như thị duyên”, tất cả các pháp do duyên khởi hợp thành nên vốn không thật. Duyên đến thì chúng ta không khởi niệm chấp, không khởi niệm tham đắm nó.
“Như thị quả”, từ chỗ đó, tất cả đều do tướng, tánh, thể, lực, tác, nhân, duyên, quả. Duyên rồi thì quả hiện hữu, do cái nhân của chúng ta, do tác dụng của chúng ta, do cái duyên của chúng ta khởi niệm, quả tốt thì nó tốt, quả xấu thì nó xấu.
“Như thị báo”, quả đó báo như thế nào là do Tâm. Các pháp đều do tâm sanh hiện bày, chúng ta làm thiện thì báo thiện, làm ác thì báo ác, không sai khác được. Tướng, tánh, thể, lực, tác, nhân, duyên, quả và báo như thị. Bản mạc cứu cánh, như thị là khi chúng ta trở về thanh tịnh rồi thì lấy đó làm cứu cánh. Các pháp do duyên khởi tự thành, diệu dụng trùm khắp nhưng trong tâm vốn hằng thanh tịnh, thanh tịnh đó gọi là “Bổn mạt cứu cánh như thị”.
“Bổn mạt” đây là mở đầu và rốt ráo không khởi niệm phân biệt, không còn vọng động, không còn chấp có - không - phải - quấy… “Mười Như Thị” trong Kinh Pháp Hoa cho chúng ta thấy là các pháp đều do duyên hợp mà do tánh vốn thanh tịnh, thể dụng trùm khắp hết tất cả. Trong đó có cái diệu lực, diệu lực tác dụng ra khắp pháp giới thì chỗ đó có cái nhân, nhân đây là do tất cả các nhân duyên hoà hợp lại thì thành ra quả, tốt xấu là do chính mình; đến báo ở đây là quả báo và là cái thành tựu của việc đến chỗ cứu cánh và giải thoát.
Tóm lại! Như thị là như như bất động từ trong Chân Tâm vắng lặng mà ứng dụng mười tướng này, tướng, tánh, thể, lực, tác, nhân, duyên nó là từ diệu tâm ứng dụng ra ngoài, dẫn đến chỗ cứu cánh giải thoát. Nếu Tâm khởi thương - ghét - đúng - sai - có - không thì không thể nào là “Như thị” được. “Như thị” đây là nhìn tướng, nhìn tánh, nhìn thể, nhìn lực, nhìn tác, nhìn nhân, nhìn duyên, nhìn quả, nhìn báo mà đừng khởi niệm phân biệt suy nghĩ thì chỗ đó là cứu cánh giải thoát.
Trong Kinh Thủ lăng Nghiêm, đức Phật dạy cho chúng ta pháp tu căn duyên trần sanh thức, căn không duyên trần thức không sanh chỗ này trí tuệ hiện bày nhưng chưa nói rõ cách thức ứng dụng. Đến Kinh Pháp hoa ngài mới bày rõ ý thú cách thức ứng dụng qua tinh thần thập như thị.
Bài viết cùng chủ đề:
- Tổ sư Minh Đăng Quang - chiếc bóng bên trời trăng khuyết
- So với vĩnh cửu thì cuộc đời mỗi người chỉ là một khoảnh khắc.
- Ban trị sự tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nhiệm kỳ (2012-2017)
- Lãnh đạo thăm, chúc mừng Phật đản Chùa Bảo Hải & các cơ sở Phật giáo thành phố Bà Rịa
- Thất giác chi
- Vu Lan Thắng Hội-Chùa Chánh Thiên-16.7.Nhâm Dần-2022
- ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU-CHÙA PHÁP QUANG TRANG NGHIÊM TỔ CHỨC NGÀY 19.7.Quý Mẹo-2023
- Ban Trị sự GHPGVN TP. Bà Rịa tiếp đoàn chính quyền chúc mừng Đại lễ Phật đản PL: 2568-DL:2024
- TỊNH XÁ NGỌC PHƯỚC-ĐẠI LỄ VU LAN-NGÀY 18.7.GIÁP THÌN-2024
- CHÙA QUAN ÂM-VU LAN BÁO HIẾU-29.7.GIÁP THÌN-2024
- ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN 2024-BAN TRỊ SỰ GHPGVN TP. BÀ RỊA
- Triển Khai Hiến Chương Giáo Hội - Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn Chủ Tịch HĐTSTW
- Lễ khai mạc Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần 7 (2012-2017)
- Đại lễ Khánh Thành Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh
- Cuộc Đời và Đạo Nghiệp Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thanh Bích
- GHPGVN TP. Đà Nẵng Thiết trí Lễ đài Phật đản PL. 2560 - DL. 2016
- Diễu hành xe hoa Mừng Phật Đản PL.2562 - BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu-Cuộc Đời & Đạo Nghiệp
- Phật Giáo Thành Phố Bà Rịa - Kính Mừng Lễ Phật Đản PL: 2562 - DL: 2018
- ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK BAN TRI SỰ PHẬT GIÁO TP-BÀ RỊA -PL:2563- DL:2019 ngày 13/4/Kỷ Hợi (17/5/2019)
- CHỮ TÂM TRONG ĐẠO PHẬT-TT.THÍCH TRÍ
- Ban Từ thiện xã hội PG TP.Bà Rịa tổ chức Phiên chợ 0 đồng trước thềm xuân Giáp Thìn
- LỊCH SINH HOẠT TRƯỜNG HẠ PL.2567 - DL.2023
- Ban Trị sự GHPGVN TP.Bà Rịa tham dự Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua năm 2022
- TP.BÀ RỊA BẾ GIẢNG KHÓA AN CƯ PL.2566
- TP. Bà Rịa: Buffet chay gây quỹ ủng hộ Đại hội PG tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
- Thượng toạ Thích Kiến Tánh sinh hoạt Đại cương các bộ luật Phật giáo tại Hạ trường Chùa Long Quang
- Ni trưởng Thích Nữ Thuần Trí với chủ đề Mục đích và ý nghĩa cuộc sống tại Hạ trường Chùa Bảo Hải
- NS. Thích Nữ Linh Viên giảng Tín Tâm Minh (tiếp theo) tại Hạ trường Chùa Bảo Hải
- NT. Thích Nữ Như Từ quang lâm thăm hỏi Hạ trường Ni Chùa Bảo Hải
- ĐĐ. Thích Hoằng Trí chia sẻ pháp thoại "Thiền Tịnh bất nhị" tại Hạ trường Chùa Long Quang
- TT. Thích Thiện Thuận với pháp thoại chủ đề Tỳ-ni trong đời sống Tăng sĩ tại Hạ trường Chùa Long Quang
- HT. Thích Giác Hạnh giảng Tứ tất đàn tại Hạ trường Chùa Long Quang