Văn hóa >> Phật giáo Việt Nam
Đạo Phật ngày xưa và đạo Phật ngày nay khác nhau như thế nào?
Ngày đăng: 02-12-2024 - Lượt xem: 2028
Sự khác biệt của đạo Phật xưa và nay đã chứng minh được điều đó. Thời đại hội nhập, đạo Phật cần gìn giữ những mặt tích cực của Phật giáo ngày xưa và phát triển, đổi mới hơn nữa những mặt hạn chế để giữ vững vị thế của đạo Pháp tuyệt vời nhất trên thế giới.
Đạo Phật có mặt trên thế giới cách đây gần 3.000 năm và vẫn tồn tại, phát triển ở hầu hết các quốc gia, phổ biến nhất tại các nước phương Đông và đang phát triển một cách mạnh mẽ tại các nước phương Tây. Trong mỗi thời kỳ, mỗi quốc gia, đạo Phật có cách truyền đạo riêng tương ứng với với văn hóa và nhận thức của con người. Do đó, đạo Phật xưa và nay có nhiều điểm khác biệt. Tuy nhiên nhìn chung, cốt lõi giác ngộ, giải thoát của đạo Phật vẫn luôn được duy trì song song với những chân lý từ lời dạy của Đức Phật.
Đạo Phật được truyền vào Việt Nam vào những thế kỷ đầu sau Công Nguyên theo ba con đường:
Một là từ thương nhân người Ấn Độ, họ mang theo tượng Phật, Bồ Tát trong suốt chuyến đi của mình.
Hai là theo hướng Bắc từ Nepal sang Trung Quốc cũng thông qua các con đường biên giới, mua bán, giao lưu văn hóa, hình thành nên hệ thống Phật Giáo Bắc Tông.
Ba là từ phía Nam vào 6 tỉnh miền Tây hình thành nên hệ thống Phật Giáo Nam Tông.
Khi được du nhập vào Việt Nam, đạo Phật còn được chia ra theo từng pháp môn tu khác nhau, tạo nên sự đa dạng và phù hợp với căn cơ của người tu hành.
Trải qua biết bao biến cố lịch sử, những triều đại, quan điểm của con người khác nhau, Phật Giáo vẫn giữ vị thế vững chắc trong lòng của người dân. Nhưng đạo Phật xưa và nay vẫn có những điểm khác biệt rõ rệt.
1. Về cách truyền đạo
Truyền đạo là hình thức để bánh xe chuyển pháp luân luôn trường tồn theo thời gian, để giáo lý Phật Đà lan rộng đến mọi tầng lớp trong xã hội. Truyền đạo là truyền những tinh hoa, những giáo lý của đức Phật thông qua tam tạng giáo điển: Kinh, Luận, Luật mà Đức Phật để lại sao cho người tiếp nhận dễ hiểu và tiếp thu được. Tuy cùng mục đích như vậy nhưng cách truyền đạo giữa xưa và nay có sự khác biệt nhau
Ngày xưa:
Thời Đức Phật và tăng sĩ mỗi ngày kết hợp giữa đi khất thực và truyền đạo cho những người hữu duyên. Các đạo tràng ít hơn, chủ yếu là các tăng sĩ truyền đạo cho một nhóm người vì vô tình gặp hoặc được mời đến. Bên cạnh đó, người Phật tử tiếp xúc với đạo Phật chỉ bằng phương tiện nghe Pháp trực tiếp từ Đức Phật hoặc các vị giảng sư. Số lượng giảng sư còn hạn chế và việc tiếp xúc với giảng sư không được thuận lợi như hiện nay nên phần lớn nếu không có giảng sư, người tu học thông qua hình thức đọc kinh điển của Đức Phật.
Ngày nay:
Có nhiều phương tiện để Phật tử tiếp cận với Phật Pháp thông qua: kinh, sách, internet, điện thoại, radio, băng đĩa,…Vì thế, chỉ cần kết nối internet hoặc có những thiết bị điện tử hiện đại là chúng ta dễ dàng nghe được những bài giảng và giáo pháp của đạo Phật. Các vị gảng sư có nhiều điều kiện thuận lợi để truyền đạo xa hơn, từ quốc gia này đến quốc gia khác, từ vùng này đến vùng khác.
2. Về nghi lễ
Chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Hoa, cùng với văn hóa bản địa, Phật giáo Việt Nam có những bản sắc riêng nhất là về mặt Nghi lễ. Nghi lễ Phật giáo Việt Nam dù xưa hay nay cũng không ngoài ba thành phần:
Người hành nghi lễ
Đối tượng nghi lễ
Nội dung nghi lễ.
Mặt dù triết lý đạo Phật cao siêu và trong sáng mà vẫn không khống chế hay giới hạn sự phát triển của nghi lễ. Nhưng nghi lễ cũng là góp phần hiệu quả trong công cuộc hoằng pháp lợi sanh, điều mà bậc tiền bối, Tổ sư thường nhấn mạnh rằng “Nghi lễ dù quan trọng vẫn chỉ là phương tiện dẫn dắt chúng sinh vào đạo, chứ không phải là con đường thật sự đạt đến giác ngộ”. Trải qua mỗi giai đoạn nghi lễ Phật giáo có những điểm khác biệt riêng.
Ngày xưa:
Nghi lễ đạo Phật ít hơn và chưa có sự giao thoa rộng rãi của đạo Phật giữa nhiều quốc gia. Đồng thời do điều kiện kinh tế còn hạn chế nên việc tổ chức các nghi lễ chưa phát triển nhiều và đặc sắc như hiện nay. Ở mỗi miền Bắc Trung Nam có hình thức nghi lễ riêng tùy thuộc vào văn hóa, quan điểm của từng vùng miền.
Ngày nay:
Các nghi lễ ngày càng phong phú và đa dạng hơn khi có sự giao thoa giữa đạo Phật trong và ngoài nước. Điều này có thể thấy rõ trong những dịp lễ lớn của Phật Giáo, các nghi thức và số lượng Phật Tử tham gia ngày một đông hơn, các chương trình tổ chức kỹ lưỡng và bài bản cho thấy sự phồn thịnh của đạo Phật thời hiện đại.
3. Về chùa chiền
Đạo Phật du nhập vào Việt Nam và được sự tín ngưỡng cao không phải cốt lõi ở triết lý sâu xa mà chính là những giáo lý của Đức Phật còn gần gũi với tầng lớp nông dân. Điều này lý giải vì sao trong giai đoạn thế kỷ XV-XVII hệ thống chùa làng, các đền miếu được xây dựng nhiều và trở thành một trong những thiết chế tín ngưỡng tôn giáo quen thuộc ở làng quê Việt Nam.
Chùa chiền còn là điểm tựa tinh thần cho mọi người mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống cũng như muốn cầu mong điều gì đó. Một kiến trúc ngôi chùa thường có cổng tam quan, chánh điện, khu nhà tổ và khu sinh hoạt riêng cho tăng hoặc ni. Tuy nhiên, xét về hình thức thì chùa ngày xưa và ngày nay có những điểm khác biệt như:
Ngày xưa:
Chùa chiền Phật Giáo chỉ là những ngôi chùa nhỏ với mái ngói cong ở những ngôi làng hay trên những vùng rừng núi, ngoại ô hoang vu. Chùa ngày xưa khá sơ sài, chủ yếu được xây dựng bằng bùn đất, tre trúc, gạch nung và ở vị trí gắn liền với thiên nhiên, sông nước. Số lượng chùa ngày xưa không nhiều như hiện nay và có lối kiến trúc khá giống nhau. Chùa chủ yếu là nơi để các vị tăng tu học và không có những buổi sinh hoạt Phật Pháp.
Ngày nay:
Nhiều ngôi chùa được hình thành ở thành phố lẫn ngoại ô. Các ngôi chùa hiện nay khang trang và có công trình kiến trúc đồ sộ. Một phần để tạo điều kiện cho tăng ni tu học, một phần tạo điều kiện để hình thành các đạo tràng tu học cho Phật Tử ngay tại chùa. Chùa Việt nam không những có mặt trong nước mà đang dần phát triển rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo thống kê Việt Nam hiện có 14.775 ngôi chùa, chiếm 36% tổng số di tích cả nước. Bên cạnh đó chùa hiện nay được xây dựng nhiều kiểu dáng và kiến trúc độc đáo riêng biệt phù hợp với từng tông phái và quan điểm của sư trụ trì.
4. Về người tu học
Khi Đức Phật đã nhập diệt thì vai trò của Tăng bảo chiếm vị thế thượng phong, quyết định đến sự phồn thịnh hoặc suy vong của đạo Phật. Đạo Phật càng vững mạnh thì đòi hỏi số lượng người tu học phải vừa đông và phải có kiến thức sâu rộng. Đó cũng chính là điểm khác biệt của đạo Phật xưa và nay.
Ngày xưa:
Số lượng tăng ni và Phật Tử không đông như hiện nay. Phần nhiều do đạo Phật chưa được truyền bá rộng rãi và nhiều người chưa hiểu được đường lối cốt lõi của đạo. Hơn nữa, điều kiện về kinh tế, phương tiện truyền bá chưa đủ đáp ứng và có sức gây sự lan truyền rộng cho mọi người.
Ngày nay:
Số lượng Tăng ni và Phật Tử ngày càng đông. Đạo Phật được truyền bá rộng rãi ở mọi nơi và số lượng người theo đạo Phật tại Việt Nam đã chiếm trên 70% dân số. Các chùa chiền, tu viện, trường Phật học mở ra ngày càng nhiều nhằm tạo điều kiện cho tăng ni tu học theo đúng bài bản. Phật giáo cũng không ngừng bồi dưỡng những tài năng để tu học ở nước ngoài nhằm mở rộng kiến thức về đạo, góp phần cho sự phát triển vững mạnh của đạo Phật.
5. Quan điểm về đạo Phật
Ở mỗi giai đoạn và mỗi thời kỳ quan điểm về Phật Giáo có sự khác nhau. Tuy nhiên điểm đặc biệt ở đạo Phật là dù có mặt ở quốc gia nào, dù hiện diện ở mỗi thời đại nào cũng nhanh chóng kết hợp vào đời sống của người dân một cách trọn vẹn mà không làm mất đi bản sắc văn hóa truyền thống của quốc gia hay triều đại đó. Tuy nhiên sự nhìn nhận và tiếp thu đạo Phật xưa và nay có sự thay đổi lớn.
Ngày xưa:
Khi đã quyết tâm theo đạo thì người Phật Tử có chí hướng tu hành rất cao và sự kiên trì, tinh tấn lớn nên dễ dàng có được an vui và chuyển nghiệp theo công đức tu hành. Công hạnh tu hành và những đóng góp của các vị tổ sư có giá trị đạo lý sâu sắc và được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Người tu hiểu được sâu sắc cốt lõi của đạo Phật và chọn pháp môn tu đúng đắn, quyết lòng kiên trì đi theo với tâm tĩnh lặng, trong sạch khi ít phải lo toan nhiều trong cuộc sống cũng như không có sự cám dỗ nhiều từ bên ngoài. Vì thế sự đạt đạo cao hơn.
Ngày nay:
Tuy số lượng người theo đạo Phật khá cao nhưng số lượng thành công không nhiều. Phần lớn do tác động nhiều của vật chất khiến người tu có tính ỷ lại và chạy theo danh lợi trong quá trình tu tập. Phật Tử thường nghiêng về tu phước nhiều hơn, nghĩa là biết bố thí, cúng dường làm từ thiện ngày ngày một nhiều. Nhưng họ đã bỏ quên việc tu huệ và tìm kiếm công đức trong việc tu hành.
Ở mỗi cổng tam quan của ngôi chùa thường khắc 4 chữ “Phước huệ song tu”. Hòa thượng Thích Thanh Từ có nói “Tu mà không học là tu mù”. Đức Phật cũng từng nhắc đệ tử “Hiểu ta rồi hãy tin ta”. Nhưng hiện nay người theo đạo Phật thì đông nhưng người hiểu đạo Phật thì ít.
Do đó họ dần biến đạo Phật thành thần quyền và dân cúng phẩm vật để cầu xin ban tài lộc, danh lợi. Đây cũng là điều kiện thuận lợi hình thành sự mê tín, biến Đức Phật thành một vị có quyền ban phước giáng họa cho người.
Đúng theo tinh thần “khế lý khế cơ” trong đạo Phật đã giúp đạo Pháp dù có mặt ở quốc gia nào, dù trải qua thời gian bao lâu cũng nhận được sự đón nhận của nhân loại. Sự khác biệt của đạo Phật xưa và nay đã chứng minh được điều đó. Thời đại hội nhập, đạo Phật cần gìn giữ những mặt tích cực của Phật giáo ngày xưa và phát triển, đổi mới hơn nữa những mặt hạn chế để giữ vững vị thế của đạo Pháp tuyệt vời nhất trên thế giới.
Đạo Phật có mặt trên thế giới cách đây gần 3.000 năm và vẫn tồn tại, phát triển ở hầu hết các quốc gia, phổ biến nhất tại các nước phương Đông và đang phát triển một cách mạnh mẽ tại các nước phương Tây. Trong mỗi thời kỳ, mỗi quốc gia, đạo Phật có cách truyền đạo riêng tương ứng với với văn hóa và nhận thức của con người. Do đó, đạo Phật xưa và nay có nhiều điểm khác biệt. Tuy nhiên nhìn chung, cốt lõi giác ngộ, giải thoát của đạo Phật vẫn luôn được duy trì song song với những chân lý từ lời dạy của Đức Phật.
Đạo Phật được truyền vào Việt Nam vào những thế kỷ đầu sau Công Nguyên theo ba con đường:
Một là từ thương nhân người Ấn Độ, họ mang theo tượng Phật, Bồ Tát trong suốt chuyến đi của mình.
Hai là theo hướng Bắc từ Nepal sang Trung Quốc cũng thông qua các con đường biên giới, mua bán, giao lưu văn hóa, hình thành nên hệ thống Phật Giáo Bắc Tông.
Ba là từ phía Nam vào 6 tỉnh miền Tây hình thành nên hệ thống Phật Giáo Nam Tông.
Khi được du nhập vào Việt Nam, đạo Phật còn được chia ra theo từng pháp môn tu khác nhau, tạo nên sự đa dạng và phù hợp với căn cơ của người tu hành.
Trải qua biết bao biến cố lịch sử, những triều đại, quan điểm của con người khác nhau, Phật Giáo vẫn giữ vị thế vững chắc trong lòng của người dân. Nhưng đạo Phật xưa và nay vẫn có những điểm khác biệt rõ rệt.
1. Về cách truyền đạo
Truyền đạo là hình thức để bánh xe chuyển pháp luân luôn trường tồn theo thời gian, để giáo lý Phật Đà lan rộng đến mọi tầng lớp trong xã hội. Truyền đạo là truyền những tinh hoa, những giáo lý của đức Phật thông qua tam tạng giáo điển: Kinh, Luận, Luật mà Đức Phật để lại sao cho người tiếp nhận dễ hiểu và tiếp thu được. Tuy cùng mục đích như vậy nhưng cách truyền đạo giữa xưa và nay có sự khác biệt nhau
Ngày xưa:
Thời Đức Phật và tăng sĩ mỗi ngày kết hợp giữa đi khất thực và truyền đạo cho những người hữu duyên. Các đạo tràng ít hơn, chủ yếu là các tăng sĩ truyền đạo cho một nhóm người vì vô tình gặp hoặc được mời đến. Bên cạnh đó, người Phật tử tiếp xúc với đạo Phật chỉ bằng phương tiện nghe Pháp trực tiếp từ Đức Phật hoặc các vị giảng sư. Số lượng giảng sư còn hạn chế và việc tiếp xúc với giảng sư không được thuận lợi như hiện nay nên phần lớn nếu không có giảng sư, người tu học thông qua hình thức đọc kinh điển của Đức Phật.
Ngày nay:
Có nhiều phương tiện để Phật tử tiếp cận với Phật Pháp thông qua: kinh, sách, internet, điện thoại, radio, băng đĩa,…Vì thế, chỉ cần kết nối internet hoặc có những thiết bị điện tử hiện đại là chúng ta dễ dàng nghe được những bài giảng và giáo pháp của đạo Phật. Các vị gảng sư có nhiều điều kiện thuận lợi để truyền đạo xa hơn, từ quốc gia này đến quốc gia khác, từ vùng này đến vùng khác.
2. Về nghi lễ
Chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Hoa, cùng với văn hóa bản địa, Phật giáo Việt Nam có những bản sắc riêng nhất là về mặt Nghi lễ. Nghi lễ Phật giáo Việt Nam dù xưa hay nay cũng không ngoài ba thành phần:
Người hành nghi lễ
Đối tượng nghi lễ
Nội dung nghi lễ.
Mặt dù triết lý đạo Phật cao siêu và trong sáng mà vẫn không khống chế hay giới hạn sự phát triển của nghi lễ. Nhưng nghi lễ cũng là góp phần hiệu quả trong công cuộc hoằng pháp lợi sanh, điều mà bậc tiền bối, Tổ sư thường nhấn mạnh rằng “Nghi lễ dù quan trọng vẫn chỉ là phương tiện dẫn dắt chúng sinh vào đạo, chứ không phải là con đường thật sự đạt đến giác ngộ”. Trải qua mỗi giai đoạn nghi lễ Phật giáo có những điểm khác biệt riêng.
Ngày xưa:
Nghi lễ đạo Phật ít hơn và chưa có sự giao thoa rộng rãi của đạo Phật giữa nhiều quốc gia. Đồng thời do điều kiện kinh tế còn hạn chế nên việc tổ chức các nghi lễ chưa phát triển nhiều và đặc sắc như hiện nay. Ở mỗi miền Bắc Trung Nam có hình thức nghi lễ riêng tùy thuộc vào văn hóa, quan điểm của từng vùng miền.
Ngày nay:
Các nghi lễ ngày càng phong phú và đa dạng hơn khi có sự giao thoa giữa đạo Phật trong và ngoài nước. Điều này có thể thấy rõ trong những dịp lễ lớn của Phật Giáo, các nghi thức và số lượng Phật Tử tham gia ngày một đông hơn, các chương trình tổ chức kỹ lưỡng và bài bản cho thấy sự phồn thịnh của đạo Phật thời hiện đại.
3. Về chùa chiền
Đạo Phật du nhập vào Việt Nam và được sự tín ngưỡng cao không phải cốt lõi ở triết lý sâu xa mà chính là những giáo lý của Đức Phật còn gần gũi với tầng lớp nông dân. Điều này lý giải vì sao trong giai đoạn thế kỷ XV-XVII hệ thống chùa làng, các đền miếu được xây dựng nhiều và trở thành một trong những thiết chế tín ngưỡng tôn giáo quen thuộc ở làng quê Việt Nam.
Chùa chiền còn là điểm tựa tinh thần cho mọi người mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống cũng như muốn cầu mong điều gì đó. Một kiến trúc ngôi chùa thường có cổng tam quan, chánh điện, khu nhà tổ và khu sinh hoạt riêng cho tăng hoặc ni. Tuy nhiên, xét về hình thức thì chùa ngày xưa và ngày nay có những điểm khác biệt như:
Ngày xưa:
Chùa chiền Phật Giáo chỉ là những ngôi chùa nhỏ với mái ngói cong ở những ngôi làng hay trên những vùng rừng núi, ngoại ô hoang vu. Chùa ngày xưa khá sơ sài, chủ yếu được xây dựng bằng bùn đất, tre trúc, gạch nung và ở vị trí gắn liền với thiên nhiên, sông nước. Số lượng chùa ngày xưa không nhiều như hiện nay và có lối kiến trúc khá giống nhau. Chùa chủ yếu là nơi để các vị tăng tu học và không có những buổi sinh hoạt Phật Pháp.
Ngày nay:
Nhiều ngôi chùa được hình thành ở thành phố lẫn ngoại ô. Các ngôi chùa hiện nay khang trang và có công trình kiến trúc đồ sộ. Một phần để tạo điều kiện cho tăng ni tu học, một phần tạo điều kiện để hình thành các đạo tràng tu học cho Phật Tử ngay tại chùa. Chùa Việt nam không những có mặt trong nước mà đang dần phát triển rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo thống kê Việt Nam hiện có 14.775 ngôi chùa, chiếm 36% tổng số di tích cả nước. Bên cạnh đó chùa hiện nay được xây dựng nhiều kiểu dáng và kiến trúc độc đáo riêng biệt phù hợp với từng tông phái và quan điểm của sư trụ trì.
4. Về người tu học
Khi Đức Phật đã nhập diệt thì vai trò của Tăng bảo chiếm vị thế thượng phong, quyết định đến sự phồn thịnh hoặc suy vong của đạo Phật. Đạo Phật càng vững mạnh thì đòi hỏi số lượng người tu học phải vừa đông và phải có kiến thức sâu rộng. Đó cũng chính là điểm khác biệt của đạo Phật xưa và nay.
Ngày xưa:
Số lượng tăng ni và Phật Tử không đông như hiện nay. Phần nhiều do đạo Phật chưa được truyền bá rộng rãi và nhiều người chưa hiểu được đường lối cốt lõi của đạo. Hơn nữa, điều kiện về kinh tế, phương tiện truyền bá chưa đủ đáp ứng và có sức gây sự lan truyền rộng cho mọi người.
Ngày nay:
Số lượng Tăng ni và Phật Tử ngày càng đông. Đạo Phật được truyền bá rộng rãi ở mọi nơi và số lượng người theo đạo Phật tại Việt Nam đã chiếm trên 70% dân số. Các chùa chiền, tu viện, trường Phật học mở ra ngày càng nhiều nhằm tạo điều kiện cho tăng ni tu học theo đúng bài bản. Phật giáo cũng không ngừng bồi dưỡng những tài năng để tu học ở nước ngoài nhằm mở rộng kiến thức về đạo, góp phần cho sự phát triển vững mạnh của đạo Phật.
5. Quan điểm về đạo Phật
Ở mỗi giai đoạn và mỗi thời kỳ quan điểm về Phật Giáo có sự khác nhau. Tuy nhiên điểm đặc biệt ở đạo Phật là dù có mặt ở quốc gia nào, dù hiện diện ở mỗi thời đại nào cũng nhanh chóng kết hợp vào đời sống của người dân một cách trọn vẹn mà không làm mất đi bản sắc văn hóa truyền thống của quốc gia hay triều đại đó. Tuy nhiên sự nhìn nhận và tiếp thu đạo Phật xưa và nay có sự thay đổi lớn.
Ngày xưa:
Khi đã quyết tâm theo đạo thì người Phật Tử có chí hướng tu hành rất cao và sự kiên trì, tinh tấn lớn nên dễ dàng có được an vui và chuyển nghiệp theo công đức tu hành. Công hạnh tu hành và những đóng góp của các vị tổ sư có giá trị đạo lý sâu sắc và được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Người tu hiểu được sâu sắc cốt lõi của đạo Phật và chọn pháp môn tu đúng đắn, quyết lòng kiên trì đi theo với tâm tĩnh lặng, trong sạch khi ít phải lo toan nhiều trong cuộc sống cũng như không có sự cám dỗ nhiều từ bên ngoài. Vì thế sự đạt đạo cao hơn.
Ngày nay:
Tuy số lượng người theo đạo Phật khá cao nhưng số lượng thành công không nhiều. Phần lớn do tác động nhiều của vật chất khiến người tu có tính ỷ lại và chạy theo danh lợi trong quá trình tu tập. Phật Tử thường nghiêng về tu phước nhiều hơn, nghĩa là biết bố thí, cúng dường làm từ thiện ngày ngày một nhiều. Nhưng họ đã bỏ quên việc tu huệ và tìm kiếm công đức trong việc tu hành.
Ở mỗi cổng tam quan của ngôi chùa thường khắc 4 chữ “Phước huệ song tu”. Hòa thượng Thích Thanh Từ có nói “Tu mà không học là tu mù”. Đức Phật cũng từng nhắc đệ tử “Hiểu ta rồi hãy tin ta”. Nhưng hiện nay người theo đạo Phật thì đông nhưng người hiểu đạo Phật thì ít.
Do đó họ dần biến đạo Phật thành thần quyền và dân cúng phẩm vật để cầu xin ban tài lộc, danh lợi. Đây cũng là điều kiện thuận lợi hình thành sự mê tín, biến Đức Phật thành một vị có quyền ban phước giáng họa cho người.
Đúng theo tinh thần “khế lý khế cơ” trong đạo Phật đã giúp đạo Pháp dù có mặt ở quốc gia nào, dù trải qua thời gian bao lâu cũng nhận được sự đón nhận của nhân loại. Sự khác biệt của đạo Phật xưa và nay đã chứng minh được điều đó. Thời đại hội nhập, đạo Phật cần gìn giữ những mặt tích cực của Phật giáo ngày xưa và phát triển, đổi mới hơn nữa những mặt hạn chế để giữ vững vị thế của đạo Pháp tuyệt vời nhất trên thế giới.
Tác Giả: Châu Thanh Thùy - Vườn hoa Phật giáo
Bài viết cùng chủ đề:
- Tưởng niệm Tổ sư Minh Đăng Quang - Còn lại những bài pháp
- Chùa Thanh Lương một danh lam ở Hà Tĩnh
- Thấp thoáng lời Kinh
- Những điều cần làm để không bị cảm cúm mùa đông
- Tổng kết phong trào thi đua yêu nước giữa các tôn giáo năm 2020
- Lãnh đạo tỉnh BRVT thăm, chúc tết Ban Trị sự GHPGVN thành phố Bà Rịa
- Chùa Kiên Linh tổ chức Đại Lễ Vu Lan ngày mùng 4 tháng 7 năm Nhâm Dần - 2022
- LỄ LẠC THÀNH CHÙA BẢO ÂN-ẤP ĐÔNG-LONG PHƯỚC-TP. BÀ RỊA-tỉnh BR-VT
- LỊCH TỔ CHỨC ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU CỦA CÁC TỰ VIỆN THUỘC THÀNH PHỐ BÀ RỊA THÁNG 7 NĂM 2024
- CHÙA HỘI PHƯỚC-ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU-MÙNG 3 THÁNG 7 NĂM GIÁP THÌN 2024
- ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN 2024-BAN TRỊ SỰ GHPGVN TP. BÀ RỊA
- Triển Khai Hiến Chương Giáo Hội - Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn Chủ Tịch HĐTSTW
- Lễ khai mạc Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần 7 (2012-2017)
- Đại lễ Khánh Thành Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh
- Cuộc Đời và Đạo Nghiệp Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thanh Bích
- GHPGVN TP. Đà Nẵng Thiết trí Lễ đài Phật đản PL. 2560 - DL. 2016
- Diễu hành xe hoa Mừng Phật Đản PL.2562 - BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu-Cuộc Đời & Đạo Nghiệp
- Phật Giáo Thành Phố Bà Rịa - Kính Mừng Lễ Phật Đản PL: 2562 - DL: 2018
- ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK BAN TRI SỰ PHẬT GIÁO TP-BÀ RỊA -PL:2563- DL:2019 ngày 13/4/Kỷ Hợi (17/5/2019)
- CHỮ TÂM TRONG ĐẠO PHẬT-TT.THÍCH TRÍ
- Ban Từ thiện xã hội PG TP.Bà Rịa tổ chức Phiên chợ 0 đồng trước thềm xuân Giáp Thìn
- LỊCH SINH HOẠT TRƯỜNG HẠ PL.2567 - DL.2023
- Ban Trị sự GHPGVN TP.Bà Rịa tham dự Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua năm 2022
- TP.BÀ RỊA BẾ GIẢNG KHÓA AN CƯ PL.2566
- TP. Bà Rịa: Buffet chay gây quỹ ủng hộ Đại hội PG tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
- Thượng toạ Thích Kiến Tánh sinh hoạt Đại cương các bộ luật Phật giáo tại Hạ trường Chùa Long Quang
- Ni trưởng Thích Nữ Thuần Trí với chủ đề Mục đích và ý nghĩa cuộc sống tại Hạ trường Chùa Bảo Hải
- NS. Thích Nữ Linh Viên giảng Tín Tâm Minh (tiếp theo) tại Hạ trường Chùa Bảo Hải
- NT. Thích Nữ Như Từ quang lâm thăm hỏi Hạ trường Ni Chùa Bảo Hải
- ĐĐ. Thích Hoằng Trí chia sẻ pháp thoại "Thiền Tịnh bất nhị" tại Hạ trường Chùa Long Quang
- TT. Thích Thiện Thuận với pháp thoại chủ đề Tỳ-ni trong đời sống Tăng sĩ tại Hạ trường Chùa Long Quang
- HT. Thích Giác Hạnh giảng Tứ tất đàn tại Hạ trường Chùa Long Quang