Văn hóa >> Lịch sử Phật giáo
Lịch sử Phật Giáo Tây Tạng
MỤC LỤC - LỜI NGƯỜI DỊCH - LỜI NGƯỜI BIÊN TẬP
Tiết I: Lịch sử Tây Tạng.
Tiết II: Hoàn cảnh Tây Tạng. Tiết I: Phật giáo Tây Tạng - Sự hiện diện sớm nhất.
Tiết II: Phật giáo du nhập Tây Tạng. Tiết III: Tịch Hộ và Liên Hoa Sanh. Tiết IV: Sự long thịnh và bị phá diệt của Phật giáo Tây Tạng. Tiết I: Phật giáo phục hưng.
Tiết II: Tư tưởng Phật học của A Để Hạp. Tiết III: Các tông phái của Phật giáo Tây Tạng. Tiết I: Bình sinh của Tông Khách Ba.
Tiết II: Tư tưởng Phật học của Tông Khách Ba Tiết I: Tây Tạng Đại Tạng Kinh.
Tiết II: Tự viện và pháp vật của Phật giáo Tây Tạng Tiết I: Lạt ma Giáo.
Tiết II: Chế độ hoạt Phật. Tiết I: Sự khởi đầu và sự chấm dứt thể chế chính giáo hợp nhất.
Tiết II : Phật giáo Mông Cổ. Tiết III: Chế độ Phật giáo Mông-Tạng |
LỜI NGƯỜI DỊCH
Tâm Trí
Ngày xưa khi còn là chú điệu, thỉnh thoảng đâu đó tôi có nghe người lớn nói về Tây Tạng, coi Tây Tạng như một nơi đầy những chuyện thần kỳ, huyền bí. Nào là ở Tây Tạng có “Phật sống”, có những “cậu bé” vừa tròn ba, bốn tuổi đã tự biết và nói trúng những gì thuộc về kiếp trước của mình. Có những vị Lạt-ma tọa thiền trên tuyết hồi lâu tuyết tự tan, hoặc nói là dân Tây Tạng sống chung với các vị Thánh có phép thần thông, dân Tây Tạng ai ai cũng tu niệm và đọc tụng thần chú đạt đến hiển linh v.v.. chuyện nào cũng gợi lên trong đầu óc non trẻ của tôi những tưởng tượng về Tây Tạng như một xứ thần tiên nào đó ở trong chuyện cổ tích.
Lớn lên đọc sách báo, nghe radio từ các đài nước ngoài, và nhất là đọc những sách do người Âu-Mỹ viết về Tây Tạng khiến tôi có cảm giác thương cảm, và thấy xót xa cho vận số của đất nước, và dân tộc Tây Tạng.
Tôi luôn thầm tỏ lòng kính trọng đức Đạt Lai Lạt Ma-một vị “Phật sống” của thời đương đại, một Người sống không hận thù giữa những người thù hận, một Người thắp sáng tinh thần Vô-ngã vị tha của đạo Phật trong một thế giới văn minh với nền khoa học kỷ thuật và công nghệ chỉ có tiến chứ không ngừng. Năm 2003, tôi được Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội ở Đài Loan gởi tặng một bộ Càn-Long Đại Tạng Kinh cùng nhiều kinh sách Phật giáo khác, trong đó có bộ Pháp Cổ Toàn Tập với sáu mươi chín (69) tập, viết về nhiều đề tài như triết học, thiền học, sử học v.v.Đồng thời kèm theo một thư ngõ đại ý nói, nếu độc giả nào có khả năng dịch bất kỳ tập sách nào trong Pháp Cổ Toàn Tập ra ngôn ngữ mẹ đẻ thì cứ yên tâm dịch mà không phải xin phép tác giả.
Vốn có thiện cảm với đất nước và dân tộc Tạng, nên sau khi đọc xong cuốn Tây Tạng Phật Giáo Sử của pháp sư Thánh Nghiêm, tôi liền có ý dịch tập sách nầy ra Việt văn, và xem đây như chút lòng thành nhằm chia sẻ phần nào những đau thương và cay nghiệt mà dân tộc Tây Tạng đã và đang phải cam chịu.
Bộ sử nầy được viết theo lối tân văn Bạch thoại, trong khi bản thân chúng tôi xưa giờ vẫn học theo lối cổ văn. Do đó, bản dịch không sao tránh khỏi những sai phạm, kính mong các bậc thức giả vui lòng chỉ giáo cho.
Rất vạn hạnh được đón nhận sự chỉ giáo của quí vị.
LỜI NGƯỜI BIÊN TẬP
Trương Nguyên Long
Ba tác phẩm lớn viết về sử Phật giáo của sư phụ Thánh Nghiêm, đó là: Ấn Độ Phật Giáo Sử, Tây Tạng Phật Giáo Sử và Nhật-Hàn Phật Giáo Sử. Nguyên ba tác phẩm trên trước đây được viết chung thành một bộ với tên gọi: Thế Giới Phật Giáo Thông Sử, và do Đông Sơ Xã-tiền thân của Pháp Cổ Văn Hóa xuất bản và phát hành rộng khắp vào năm 1969.
Nhờ vào bối cảnh học thuật tinh nghiêm, vào công phu tu chứng sâu dày, vào lý niệm giáo dục quảng bác, cộng với bồ đề bi nguyện vô cùng thâm thiết của sư phụ mới có được sự thành tựu vừa bao quát về nhiều mặt, vừa mang đặc tính độc đáo của bộ sách. Sách có nội dung sâu sắc về ý tưởng, dễ hiểu về ngôn từ, sử liệu phong phú hoàn chỉnh, khảo chứng tinh xác rõ ràng, văn bút ưu mỹ lưu loát, nhờ đó mà sách được sự hoan hỷ đón nhận của đại chúng cả trong và ngoài Phật giáo một cách phổ biến. Sách cũng nhận được sự trọng thị cùng những lời bình sâu sắc, tốt đẹp của giới học thuật. So với những sách cùng loại thì đây quả là bộ sách “hy hửu nan đắc” (ít có khó được). Trước đây sách được tái bản nhiều lần, năm 1963 sách mới được đưa vào Pháp Cổ Toàn Tập.
“Thông Sử” nguyên là bộ sách có bài tựa nghiêm cẩn, mạch lạc rõ ràng, chia ra chương mục khiến người đọc ưa thích, và coi đây là một trước tác được kết cấu hoàn chỉnh giữa ba bản sách. Vì vậy, một mặt Pháp Cổ Văn Hóa cố gắng đáp lại sự nhiệt liệt hưởng ứng của đa số độc giả, mặt khác nhân vào biến thiên của thời đại, theo đó tạo ra phương tiện ưa thích đọc cho độc giả. Do đó, mới đem bộ sách của Sư phụ theo thứ tự biên chép mới lại cho thật hoàn chỉnh, rồi tùy theo địa khu mà chia thành ba sách. Sự phân chia nầy vẫn tuân theo diện mạo của sách mà giới độc giả đã biết qua.Việc làm nầy cũng là nhằm thỏa mản yêu cầu của người đọc.
Sư phụ Thánh Nghiêm từng nói đối với tôn giáo vừa có nguồn gốc lâu đời, vừa có tính “bác đại tinh thâm” thì nên có sự hiểu biết tường tận, đầy đủ. Muốn vậy, có thể dựa vào sử học để có được sự hiểu biết như vừa nêu quả không còn gì tốt hơn.
Phật giáo phát nguyên từ Ấn Độ hơn hai nghìn năm trước, về sau do nhân duyên biến hóa lưu chuyển mà Phật giáo có sự phân chia bộ phái. Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc. Điều đó không chỉ là do quá trình phát triển của tôn giáo, mà điều đó còn mang ý nghĩa chân chính về văn hóa và tư tưởng của nhân loại, xét về mặt lịch sử phát triển.
Theo sử liệu viết tay phong phú và khách quan, cộng với kiến giải qua bút pháp đặt biệt độc đáo của sư phụ Thánh Nghiêm, thì đây đúng là một bộ sách hay được kết hợp giữa lịch sử, học thuật và tôn giáo trong nền văn học Phật giáo. Bộ sách lấy hoàn cảnh của xã hội, sự biến thiên của thời đại làm bối cảnh. Lấy hoạt động của giáo đoàn, tư tưởng của giáo lý làm “kinh tuyến”.
Như vậy sách không chỉ dành cho tín đồ Phật giáo có thêm sự hiểu biết về tôn giáo mình, mà còn giúp cho giới nhân sỹ thuộc mọi giai tầng xã hội có thêm sử liệu để nghiên cứu. Có thể nói, bất luận là người đọc ở trong bối cảnh nào khi đọc xong bộ sách nầy cũng đều cảm thấy hoan hỷ, vừa ý.
Bài viết cùng chủ đề:
- Dẫn vào thế giới Văn học Phật giáo
- Trung thu tại chùa Long Nguyên
- Lễ Bế giảng An Cư kiết hạ năm Kỷ Hợi PL. 2563 – DL. 2019
- Thực hiện nghiêm chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ
- Lục Tặc và Lục Thông
- CHÙA HỘI PHƯỚC TRANG NGHIÊM TỔ CHỨC ĐẠI LỄ VU LAN (3.7.QUÝ MẸO-2023)
- CHÙA KIÊN LINH TRANG NGHIÊM TỔ CHỨC ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 4.7.Qúy Mẹo -2023
- Ban Từ thiện xã hội PG TP.Bà Rịa tổ chức Phiên chợ 0 đồng trước thềm xuân Giáp Thìn
- CHÙA TỊNH QUANG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU-NGÀY 14.7.GIÁP THÌN-2024
- TRUNG THU-CHÙA CHÁNH THIÊN-2024
- ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN 2024-BAN TRỊ SỰ GHPGVN TP. BÀ RỊA
- Triển Khai Hiến Chương Giáo Hội - Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn Chủ Tịch HĐTSTW
- Lễ khai mạc Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần 7 (2012-2017)
- Đại lễ Khánh Thành Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh
- Cuộc Đời và Đạo Nghiệp Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thanh Bích
- GHPGVN TP. Đà Nẵng Thiết trí Lễ đài Phật đản PL. 2560 - DL. 2016
- Diễu hành xe hoa Mừng Phật Đản PL.2562 - BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu-Cuộc Đời & Đạo Nghiệp
- Phật Giáo Thành Phố Bà Rịa - Kính Mừng Lễ Phật Đản PL: 2562 - DL: 2018
- ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK BAN TRI SỰ PHẬT GIÁO TP-BÀ RỊA -PL:2563- DL:2019 ngày 13/4/Kỷ Hợi (17/5/2019)
- CHỮ TÂM TRONG ĐẠO PHẬT-TT.THÍCH TRÍ
- Ban Từ thiện xã hội PG TP.Bà Rịa tổ chức Phiên chợ 0 đồng trước thềm xuân Giáp Thìn
- LỊCH SINH HOẠT TRƯỜNG HẠ PL.2567 - DL.2023
- Ban Trị sự GHPGVN TP.Bà Rịa tham dự Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua năm 2022
- TP.BÀ RỊA BẾ GIẢNG KHÓA AN CƯ PL.2566
- TP. Bà Rịa: Buffet chay gây quỹ ủng hộ Đại hội PG tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
- Thượng toạ Thích Kiến Tánh sinh hoạt Đại cương các bộ luật Phật giáo tại Hạ trường Chùa Long Quang
- Ni trưởng Thích Nữ Thuần Trí với chủ đề Mục đích và ý nghĩa cuộc sống tại Hạ trường Chùa Bảo Hải
- NS. Thích Nữ Linh Viên giảng Tín Tâm Minh (tiếp theo) tại Hạ trường Chùa Bảo Hải
- NT. Thích Nữ Như Từ quang lâm thăm hỏi Hạ trường Ni Chùa Bảo Hải
- ĐĐ. Thích Hoằng Trí chia sẻ pháp thoại "Thiền Tịnh bất nhị" tại Hạ trường Chùa Long Quang
- TT. Thích Thiện Thuận với pháp thoại chủ đề Tỳ-ni trong đời sống Tăng sĩ tại Hạ trường Chùa Long Quang
- HT. Thích Giác Hạnh giảng Tứ tất đàn tại Hạ trường Chùa Long Quang