Địa tạng Bồ tát
Bồ tát Địa tạng là vị Bồ tát gần gũi quen thuộc với chúng sanh qua lời thệ nguyện: “Địa Ngục chưa không thề chẳng thành Phật, chúng sanh chưa độ tận thề không chứng quả Bồ đề”. với đại nguyện thậm thâm ấy, Bồ tát thường tuỳ duyên ứng hiện vào cõi Ta Bà hoá độ chúng sanh bằng vô số hình tướng nhân duyên mà chúng sanh không hề hay biết
Toát yếu Kinh thiện sanh
Cổ Đức có câu “Dục tu tiên đạo, tiên tu đạo nhân, nhân đạo bất tu, tiên đạo viễn hỹ”. Muốn tu Tiên Đạo, trước làm tròn bổn phận làm người. Đạo làm người không trọn, đạo tiên xa vời vậy. Người Phật tử hành theo hạnh Phật cũng thế, điều đầu tiên là phải làm tròn bổn phận con người.
Tứ Vô Ngại Biện Tài
Hoằng dương chánh pháp là một trách nhiệm thiêng liêng và là mật hạnh mà chư Phật ba đời và tất cả hiền thánh đều thực hành, trên bước đường hành Bồ Tát đạo giáo hoá chúng sanh Bồ Tát thường hằng dùng giáo hoá thông qua ba nghiệp thân khẩu ý. Giáo hóa bằng thân là hiện hạnh trang nghiêm hiện tướng oai nghi khiến người kính tin quy ngưỡng. Hoặc lắm khi hiện nghịch hạnh tham sân si khai thị cho người. Giáo hoá bằng ý thức năng lực của tâm hay ý sanh thân trên vô tướng hoặc hữu tướng khai thị.
Pháp Ấn
Phật Pháp vô lượng như biển cả nếu không có những tiêu chuẩn thẩm định giáo pháp thì không thể minh định được chánh tà, dễ bị ngoại giáo trà trộn phá hoại. Để xác định chánh pháp Phật đà, chư tổ đức đã đưa ra nhưng chuẩn mực để cho người tu học sơ môn dễ nhận biết, không lầm lạc với ngoại giáo, các chuẩn mực đó là Pháp Ấn.
Đức tin trong đạo Phật
Tục ngữ có câu “Nhân vô tín bất lập” người không có niềm tin thì không thể đứng vững được. Người không có niềm tin tức không tự tin vào chính bản thân mình, không thể xác lập niềm tin giữ uy tín với người. Cho nên, không thể đứng vững giữa dòng đời giông bão. Ngược lại, người có niềm tin với chính bản thân mình thì chắc chắn sẽ thành tựu sự nghiệp. Trong Đạo Phật, niềm tin là một trong những yếu tố căn bản để thành tựu đạo nghiệp. Trong Đại Trí Độ Luận, Bồ tát Long Thọ khẳng định: “Biển phật pháp thậm thâm nhưng có người có niềm tin thì có thể thâm nhập”. Vậy người tu đạo phải tin những gì? Tin như thế nào để thành tựu sự nghiệp?
Kinh Vô Lượng Thọ
Pháp môn Tịnh Độ được coi là phương tiện thù thắng nhất trong tất cả phương tiện được Đức Thế Tôn nói lên để hoá độ quần chúng quay về nguồn tâm thanh tịnh của chính mình. Tịnh Độ Tông tại Trung Hoa lấy ba kinh một luận làm tông chỉ, đó là Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ và Kinh A Di Đà, bộ luận thiết yếu nhất là “Vãng Sanh Tịnh Độ Luận” của Bồ Tát Thế Thân làm tông chỉ.
Bồ Tát Đạo
Đạo Phật là đạo của con người, lấy con người và xã hội làm nền tảng căn bản để xây dựng cuộc sống an lạc bằng hai chất liệu từ bi tình thương và trí tuệ lưu xuất từ tâm thanh tịnh chính mình, trên tinh thần đời và đạo không hai. Người phân định được tri thức và trí tuệ, ứng dụng được trí giác thanh tịnh xưa nay sẵn có của chính mình vào cuộc sống và đời tu, hoàn bị nhân cách của chính mình, xây dựng nên một cuộc sống ấm no cho chính mình và vào đời làm lợi lạc cho nhân quần xã hội. Nhằm phát huy trí huệ của chính mình, thành tựu được trí dụng trùm khắp, đó là con đường Bồ Tát Đạo
Lục Tặc và Lục Thông
Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm Đức Phật dạy: “A Nan, ông muốn biết câu sanh vô minh là cái đầu gút khiến ông luân chuyển sanh tử, thì nó chính là sáu căn của ông chứ không phải vật gì khác. Ông muốn biết tánh vô thượng Bồ Đề khiến ông mau chứng an lạc giải thoát tịch tịnh diệu thường cũng là sáu căn của ông chứ không phải vật gì khác”.
Lục Ba La Mật
Phát Bồ Đề tâm hành Bồ Tát đạo, nguyện độ tất cả chúng sanh tròn đủ tự giác và giác tha khi hạnh giác ngộ viên mãn thì thành tựu Phật đạo đó là con đường hành đạo của người đại trí y theo con đường mà tất cả chư Phật hiền thánh từng đi. Trên bước đường hành đạo thênh thang gian khổ đó Lục Độ là then chốt muôn hạnh lành, người tu pháp mà không hành sáu pháp này thì dù có trí huệ hiểu biết đến đâu cũng chỉ là con ốc thu mình trong vỏ cứng hẹp hòi của tự ngã không phải là người con chơn chánh của Đức Phật
Duyên Khởi
Lý duyên khởi là một giáo pháp nhiệm mầu vi diệu mà Đức Thế Tôn quán chiếu dưới cội Bồ Đề thấy được thật tánh của vạn pháp. Sau khi thành chánh giác ngay trong thời pháp vô tướng đầu tiên (Hoa nghiêm) đã chỉ rõ sự vận hành của vũ trụ và nhân sanh không lìa duyên khởi trùng trùng vô tận ấy hình thành nên một thế giới tương quan tương duyên bao la vô cùng tận.
Ba Dấu Ấn Của Chánh Pháp
Phật Pháp vô lượng như biển cả nếu không có những tiêu chuẩn thẩm định giáo pháp thì không thể minh định được chánh tà, dễ bị ngoại giáo trà trộn phá hoại. Để xác định chánh pháp Phật đà, Chư tổ đức đã đưa ra nhưng chuẩn mực để cho người tu học sơ môn dễ nhận biết, không lầm lạc với ngoại giáo, các chuẩn mực đó là Pháp Ấn.
Thất giác chi
Chúng sanh vô lượng, căn tánh vô biên, vì muốn chúng sanh có đầy đủ phương tiện tu tập thoát ly ái hà. Đức Thế Tôn tuyên bày vô lượng pháp môn để cho chúng sanh hành trì đạt đạo giải thoát. Thất giác chi là một trong nhiều pháp môn phương tiện đó.