Văn hóa >> Phật giáo Việt Nam
Bức tượng Phật cổ nhất Việt Nam
Ngày đăng: 23-11-2024 - Lượt xem: 1997
Một ngày đầu tháng 2/2010, ngoài việc được chiêm ngưỡng bức tượng Phật hiếm có, tôi còn được Tiến sĩ (TS) Bá Trung Phụ, Trưởng phòng Trưng bày Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TP HCM cho biết rất nhiều thông tin thú vị về bức tượng bằng đồng có một không hai này.
Pho tượng Phật Đồng Dương được phát hiện tại khu vực Đồng Dương (Quảng Nam), tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 1m22, pho tượng có niên đại thế kỷ thứ III, được xác định là tượng Phật của người Chăm Pa cổ, tượng tạc theo tư thế đứng đang thuyết pháp. Tượng Phật được các nghệ nhân khắc họa với khuôn mặt phúc hậu, đôi mắt sáng đang nhìn vào cõi xa xăm, muốn giải thoát con người khỏi dục vọng trần thế, với một tay tư thế chuyển pháp luân trong dáng điệu bắt ấn, một tay cầm cà sa phủ kín một vai, đôi chân đứng trên bệ sen.
Theo TS Bá Trung Phụ: Phật giáo du nhập vào Chăm Pa từ những năm trước Công nguyên qua con đường thương mại, đầu tiên phải nói đến người Ấn Độ. Vào những thế kỷ trước và sau Công nguyên, các thương gia Ấn Độ vượt biển sang buôn bán ở các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Chăm Pa. Đứng trước một khu vực giàu có về vàng, trầm hương và các hương liệu khác đã hấp dẫn các tàu buôn và thương nhân Ấn Độ.
Tiến sĩ Bá Trung Phụ và bức tượng Phật Đồng Dương
Ngoài việc buôn bán trao đổi sản phẩm, còn có việc truyền đạo qua các tăng lữ Bà La Môn và các phật tử, thầy tu. Qua các di tích khảo cổ và các bia ký, vào khoảng giữa đầu Công nguyên, chắc chắn đã có cuộc giao lưu văn hóa thương mại giữa người Ấn Độ và cư dân Chăm Pa. Đó là cơ sở hình thành Phật giáo và Bà La Môn giáo đầu tiên ở vùng đất này. Phật giáo đã hình thành rất sớm ở nơi đây.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều tượng Phật trong các di chỉ vùng Indrapura, Vijaya, Kauthara và Panturanka. Đặc biệt là các nữ thần phái Mật Tông mà phổ biến nhất là Bồ Tát Prana Paramita, Bồ Tát Avalokitesvara (Bồ Tát Quán Thế Âm) và Lokesvara (Nam Phật) - những vị Bồ Tát này là Phật Amitahba hay A Di Đà hiện thân để cứu độ chúng sinh. Một số tượng Phật bằng đồng tìm thấy tại động Phong Nha đánh dấu sự có mặt của Phật giáo du nhập vào thời kỳ hưng thịnh nhất của Phật giáo ChămPa vào thế kỷ thứ IX. Đầu thế kỷ thứ XX, các nhà khảo cổ đã khai quật các di tích từ Quảng Bình cho đến vùng đất nam Panturangar (Ninh Thuận - Bình Thuận) có hàng chục di tích và hàng trăm hiện vật mang dấu ấn Phật giáo.
Tuy là tượng Phật nhưng TS Bá Trung Phụ lại cho biết: "Tượng Phật Đồng Dương rất có giá trị về phong cách. Nó thuộc loại hình nghệ thuật vị nghệ thuật, chứ không phải nghệ thuật tôn giáo. Sự cân đối về hình thể đã tạo nên vẻ đẹp đặc biệt của cổ vật này...
Theo sử liệu, vào đầu thế kỷ XX, một nhà khảo cổ học người Pháp có tên Henri Parmentier đã tìm được tại khu vực Đồng Dương, xã Bình Định, huyện Thăng Bình (Quảng Nam) một pho tượng đồng tuyệt mỹ. Đây là pho tượng bằng loại đồng thau cũ khá lớn, không có phần bệ đỡ phía dưới như những tượng Phật khác. Tượng thể hiện đức Phật đứng, hai tay hướng cân xứng nhau, ra phía trước. Phật mặc một tấm áo tu hành (Uttarasanga) dài để hở một vai (phải), lại khoác thêm bên ngoài một tấm khoác (Samghati). Tóc Phật là những vòng xoắn ốc đều đặn. Trên trán có một Urna lớn. Tuy cùng làm một động tác như tay phải, nhưng bàn tay trái cầm một phần vải kéo ra đằng trước.
Ngay sau khi được phát hiện, tượng đồng Đông Dương đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khảo cổ học thuộc Trường Viễn Đông Bác Cổ (E.F.E.O) và Hội Nghiên cứu Đông Dương (S.E.I), như R. Rougier, A. Foucher, V. Goloubew, P. Dupont, H. Parmentier. Theo nhận định chung của các nhà khoa học này: Pho tượng Đồng Dương là một trong những pho tượng Phật cổ nhất và thuộc vào loại đẹp nhất ở khắp vùng Đông Nam Á cùng thời đó. Tượng Đồng Dương cũng như các tượng Phật cùng kiểu khác đã được tìm thấy ở Đông Nam Á như tượng Phật ở Kô Rạt (Thái Lan), tượng Phật Sikendung (Selebes - Indonesia), tượng Phật Jember (Java - Indonesia), tượng Phật Angkor Borei (Kampuchia)... tất cả những pho tượng này đều mang phong cách tượng Phật Amaravati của Ấn Độ.
Trong khi đi sâu vào các chi tiết khác, một số nhà nghiên cứu kể trên nhấn mạnh: Tượng Phật Đồng Dương giống các tượng Phật của Amaradhapura (Sri Lanka). Căn cứ vào đó, họ giả định rằng: Tượng Phật ở Đồng Dương có niên đại vào khoảng thế kỷ III - IV và đã được nhập trực tiếp từ Ấn Độ hoặc Sri Lanka. Như thế, đạo Phật đã đến đất ChămPa khá sớm, so với những nơi khác trong vùng.
Đến nay, vẫn chưa thể khẳng định, đây là bức tượng của người Chăm Pa hay được du nhập từ bên ngoài, tuy nhiên, theo "kiến trúc", bức tượng Phật này không giống hầu hết các bức tượng cổ từng xuất hiện tại châu Á, theo TS Phụ, bức tượng Phật Đồng Dương này lại có nhiều tương đồng với nghệ thuật tạc tượng của người Hy Lạp. Nhiều khả năng đây là bức tượng do người Chăm Pa tạo tác nên. Theo TS Phụ, tượng Phật Đồng Dương cho thấy nghệ thuật đúc đồng của cư dân ChămPa cổ đã đạt trình độ cao. Và bức tượng Đồng Dương là một kiệt tác trong nghệ thuật đúc đồng Chăm Pa.
Năm 2005, Bảo tàng Guimet ở thủ đô Paris nước Pháp đã tổ chức triển lãm cổ vật châu Á, một trong những đề tài cuốn hút là: "Điêu khắc Chăm Pa", trưng bày những di vật cổ thuộc văn hóa Chăm được đưa đến từ Việt Nam. Pho tượng Phật Đồng Dương đã chiếm một vị trí quan trọng tại triển lãm này. Người Pháp nhận định tượng Phật Đồng Dương là pho tượng vô cùng quý hiếm ở Đông Nam Á nên Bảo tàng Guimet đã chấp nhận mua bảo hiểm với giá 5 triệu USD. Đây là mức giá bảo hiểm kỷ lục đối với hiện vật của Việt Nam được đưa ra nước ngoài triển lãm từ trước tới nay, khẳng định giá trị của pho tượng đối với văn hóa lịch sử Việt Nam.
Hiện nay, theo chúng tôi được biết, có hai bức tượng Phật bằng đồng được tìm thấy ở Đồng Dương, Quảng Nam (hiện một pho được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử TPHCM, một pho tượng được lưu giữ ở Bảo tàng tỉnh Quảng Nam) là hai pho tượng bằng đồng cổ nhất nước ta, dù đã trải qua trên ngàn năm tuổi nhưng theo quan sát của chúng tôi, bức tượng vẫn gần như nguyên vẹn, cho thấy sự hoàn hảo trong kỹ nghệ đúc đồng cổ xưa. Các nhà nghiên cứu đều có chung quan điểm, tượng Phật Đồng Dương không chỉ là báu vật vô giá của Việt Nam mà còn chiếm giữ vị thế vô cùng quan trọng đối với văn hóa khảo cổ ở Đông Nam Á.
Bộ sưu tập điêu khắc và hiện vật Chăm Pa của Bảo tàng Lịch sử hiện đang được trưng bày là một trong những bộ sưu tập đầy đủ nhất trên thế giới, bên cạnh các bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Hà Nội. Đợt trưng bày này là một trong những dự án quan hệ hợp tác trong lĩnh vực bảo tàng giữa hai Chính phủ Pháp và Việt Nam. Tất cả những hiện vật được trưng bày tại đây, trong đó có một số hiện vật lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng được trưng bày.
Chúng tôi đã trao đổi với Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam về bức tượng Phật Đồng Dương quý giá này, được biết, hiện nay, ngoài bức tượng này chưa có một cổ vật nào tại Việt Nam được định giá lên đến 5 triệu USD...
Theo: Cand.com.vn
Bài viết cùng chủ đề:
- Nghi thức tổ chức lễ Hằng Thuận
- 10 lời khuyên giúp chúng ta biết sống và đi theo dấu chân của Đức Phật
- Tổ sư Minh Đăng Quang - chiếc bóng bên trời trăng khuyết
- Tu viện Key Gompa - một danh lam không thể bỏ qua khi du lịch Ấn Độ
- Luật Tín ngưỡng - Tôn giáo
- Mùa An Cư năm 2018 PL2562 TP Bà Rịa
- Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Phật đản Ban Trị sự GHPGVN TP Bà Rịa
- Thường trực Ban Trị sự GHPGVN thành phố Bà Rịa kính viếng linh cửu cụ Bà Huỳnh Thị Dung
- CHÙA THANH QUANG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU-NGÀY 15 THÁNG 7 NĂM GIÁP THÌN-2024
- CHÙA NHƯ LÂM-TP. BÀ RỊA-ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU-NGÀY 23.7.GIÁP THÌN-2024
- ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN 2024-BAN TRỊ SỰ GHPGVN TP. BÀ RỊA
- Triển Khai Hiến Chương Giáo Hội - Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn Chủ Tịch HĐTSTW
- Lễ khai mạc Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần 7 (2012-2017)
- Đại lễ Khánh Thành Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh
- Cuộc Đời và Đạo Nghiệp Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thanh Bích
- GHPGVN TP. Đà Nẵng Thiết trí Lễ đài Phật đản PL. 2560 - DL. 2016
- Diễu hành xe hoa Mừng Phật Đản PL.2562 - BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu-Cuộc Đời & Đạo Nghiệp
- Phật Giáo Thành Phố Bà Rịa - Kính Mừng Lễ Phật Đản PL: 2562 - DL: 2018
- ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK BAN TRI SỰ PHẬT GIÁO TP-BÀ RỊA -PL:2563- DL:2019 ngày 13/4/Kỷ Hợi (17/5/2019)
- CHỮ TÂM TRONG ĐẠO PHẬT-TT.THÍCH TRÍ
- Ban Từ thiện xã hội PG TP.Bà Rịa tổ chức Phiên chợ 0 đồng trước thềm xuân Giáp Thìn
- LỊCH SINH HOẠT TRƯỜNG HẠ PL.2567 - DL.2023
- Ban Trị sự GHPGVN TP.Bà Rịa tham dự Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua năm 2022
- TP.BÀ RỊA BẾ GIẢNG KHÓA AN CƯ PL.2566
- TP. Bà Rịa: Buffet chay gây quỹ ủng hộ Đại hội PG tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
- Thượng toạ Thích Kiến Tánh sinh hoạt Đại cương các bộ luật Phật giáo tại Hạ trường Chùa Long Quang
- Ni trưởng Thích Nữ Thuần Trí với chủ đề Mục đích và ý nghĩa cuộc sống tại Hạ trường Chùa Bảo Hải
- NS. Thích Nữ Linh Viên giảng Tín Tâm Minh (tiếp theo) tại Hạ trường Chùa Bảo Hải
- NT. Thích Nữ Như Từ quang lâm thăm hỏi Hạ trường Ni Chùa Bảo Hải
- ĐĐ. Thích Hoằng Trí chia sẻ pháp thoại "Thiền Tịnh bất nhị" tại Hạ trường Chùa Long Quang
- TT. Thích Thiện Thuận với pháp thoại chủ đề Tỳ-ni trong đời sống Tăng sĩ tại Hạ trường Chùa Long Quang
- HT. Thích Giác Hạnh giảng Tứ tất đàn tại Hạ trường Chùa Long Quang