Văn hóa >> Lễ hội
Xuân về nơi cửa Phật
Ngày đăng: 23-11-2024 - Lượt xem: 1273
Có thể nói, không mùa xuân nào đẹp hơn mùa xuân nơi cửa Phật. Bởi lẽ, khi đến chốn linh thiêng, phần đông mọi người đã ý thức được giá trị văn hóa tâm linh, hồn thiêng của dân tộc Việt hòa quyện trong từng làn khói trắng, mái ngói đỏ cao vút, và cả trong tiếng chuông chùa thanh thoát. Vì rằng:
“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của Tổ tông”
Dù là ai, ở đâu, làm gì, cứ vào ngày đầu năm mới người dân Việt luôn hướng tâm, dành trọn một ngày để đi chùa lễ Phật, cầu mong vạn sự an lành đến với gia đình.
Khi ánh ban mai của ngày mới bắt đầu, cũng là lúc dòng người về chùa lễ Phật, chúc tết Thầy trong niềm vui rộn rã của ngày xuân. Sắc xuân nơi cửa Phật càng nồng thắm không chỉ bởi màu sắc của hoa mai, đèn màu mà còn được điểm tô bởi sắc màu xinh tươi của những chiếc áo dài dân tộc. Dù ngày nay, áo dài đã được thay đổi bằng những trang phục hiện đại, ngắn gọn, tuy nhiên không vì thế mà chiếc áo dài bị mai một, lãng quên. Cuộc sống có hối hả thay đổi đến đâu, nhưng vào những dịp lễ tết, chiếc áo dài vẫn là trang phục thanh lịch, dễ thương và phù hợp nhất.
Người Việt định cư ở nước ngoài luôn là những người tiên phong trong việc khôi phục nét đẹp văn hóa dân tộc. Đối với họ, được mặc chiếc áo dài đến chùa, đi ra đường trong ngày tết là niềm tự hào, niềm vinh dự thiêng liêng không thể tả được. Bởi nơi xứ lạ quê người, chiếc áo dài là biểu tượng của người dân Việt, truyền thống Việt. Mặc áo dài, không chỉ làm đẹp cho tự thân mà còn làm đẹp cho cả một dân tộc, cũng là để giới thiệu hình ảnh Việt đến với bạn bè quốc tế.
Người trẻ đến chùa ngày một đông, điều này cho thấy nhận thức giá trị ngày tết dân tộc nơi cửa Phật đã được nâng cao. Hình ảnh người trẻ chắp tay lễ Phật, xá chào quý Thầy, ngày nay không còn xa lạ. Họ đến chùa để tìm hiểu giáo lý, để cầu may mắn, để tìm lại giây phút bình yên trong cuộc sống bề bộn hằng ngày. Nhiều người trẻ đã nhận xét: “Đạo Phật ngày nay rất gần gũi, hình ảnh quý Thầy thân thiện, hòa ái, giản dị đã để lại ấn tượng đẹp trong tâm hồn của chúng con. Khi tìm đến đạo Phật, bao phiền muộn, bế tắc trong chúng con đã được hóa giải…” đây là điều minh chứng cho một đạo Phật tích cực, đạo Phật nhập thế hợp thời và hợp căn cơ.
Nụ cười từ hòa bao dung của Ngài Đương Lai Từ Thị Di Lặc Tôn Phật cũng là hình ảnh gần gũi và thân thương nhất trong ngày đầu xuân. Bước vào cổng Tam quan, mọi người hoàn toàn bỏ lại sau lưng những phiền trược của năm cũ. Chắp tay cung kính đảnh lễ tôn tượng của Ngài để xin sự gia hộ, xin sự tươi mát từ nơi Ngài. Từ người lớn đến trẻ con, không ai không thoải mái khi nhìn thấy Ngài. Và trong đạo Phật Ngài là vị Phật tương lai kế sau đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thừa sự giáo hóa chúng sinh nơi cõi Ta bà này, nên mùa xuân của dân tộc, cũng chính là “Mùa Xuân Di Lặc”.
Hình ảnh của Ngài không đơn thuần chỉ là biểu tượng mà còn mang tính triết lý vô cùng sâu sắc. Với cái bụng to, nụ cười rạng rỡ, Ngài an nhiên ngồi giữa cuộc đời đầy bão giông mà lòng không chút lay động. Vì thế, khi lễ Ngài, mọi người cũng nên quán tưởng đến hình ảnh của Ngài được thể hiện qua đoạn thơ sau:
“Đức Di Lặc ngồi trên mỏm đá
Dù là ai, ở đâu, làm gì, cứ vào ngày đầu năm mới người dân Việt luôn hướng tâm, dành trọn một ngày để đi chùa lễ Phật, cầu mong vạn sự an lành đến với gia đình.
Khi ánh ban mai của ngày mới bắt đầu, cũng là lúc dòng người về chùa lễ Phật, chúc tết Thầy trong niềm vui rộn rã của ngày xuân. Sắc xuân nơi cửa Phật càng nồng thắm không chỉ bởi màu sắc của hoa mai, đèn màu mà còn được điểm tô bởi sắc màu xinh tươi của những chiếc áo dài dân tộc. Dù ngày nay, áo dài đã được thay đổi bằng những trang phục hiện đại, ngắn gọn, tuy nhiên không vì thế mà chiếc áo dài bị mai một, lãng quên. Cuộc sống có hối hả thay đổi đến đâu, nhưng vào những dịp lễ tết, chiếc áo dài vẫn là trang phục thanh lịch, dễ thương và phù hợp nhất.
Người Việt định cư ở nước ngoài luôn là những người tiên phong trong việc khôi phục nét đẹp văn hóa dân tộc. Đối với họ, được mặc chiếc áo dài đến chùa, đi ra đường trong ngày tết là niềm tự hào, niềm vinh dự thiêng liêng không thể tả được. Bởi nơi xứ lạ quê người, chiếc áo dài là biểu tượng của người dân Việt, truyền thống Việt. Mặc áo dài, không chỉ làm đẹp cho tự thân mà còn làm đẹp cho cả một dân tộc, cũng là để giới thiệu hình ảnh Việt đến với bạn bè quốc tế.
Người trẻ đến chùa ngày một đông, điều này cho thấy nhận thức giá trị ngày tết dân tộc nơi cửa Phật đã được nâng cao. Hình ảnh người trẻ chắp tay lễ Phật, xá chào quý Thầy, ngày nay không còn xa lạ. Họ đến chùa để tìm hiểu giáo lý, để cầu may mắn, để tìm lại giây phút bình yên trong cuộc sống bề bộn hằng ngày. Nhiều người trẻ đã nhận xét: “Đạo Phật ngày nay rất gần gũi, hình ảnh quý Thầy thân thiện, hòa ái, giản dị đã để lại ấn tượng đẹp trong tâm hồn của chúng con. Khi tìm đến đạo Phật, bao phiền muộn, bế tắc trong chúng con đã được hóa giải…” đây là điều minh chứng cho một đạo Phật tích cực, đạo Phật nhập thế hợp thời và hợp căn cơ.
Nụ cười từ hòa bao dung của Ngài Đương Lai Từ Thị Di Lặc Tôn Phật cũng là hình ảnh gần gũi và thân thương nhất trong ngày đầu xuân. Bước vào cổng Tam quan, mọi người hoàn toàn bỏ lại sau lưng những phiền trược của năm cũ. Chắp tay cung kính đảnh lễ tôn tượng của Ngài để xin sự gia hộ, xin sự tươi mát từ nơi Ngài. Từ người lớn đến trẻ con, không ai không thoải mái khi nhìn thấy Ngài. Và trong đạo Phật Ngài là vị Phật tương lai kế sau đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thừa sự giáo hóa chúng sinh nơi cõi Ta bà này, nên mùa xuân của dân tộc, cũng chính là “Mùa Xuân Di Lặc”.
Hình ảnh của Ngài không đơn thuần chỉ là biểu tượng mà còn mang tính triết lý vô cùng sâu sắc. Với cái bụng to, nụ cười rạng rỡ, Ngài an nhiên ngồi giữa cuộc đời đầy bão giông mà lòng không chút lay động. Vì thế, khi lễ Ngài, mọi người cũng nên quán tưởng đến hình ảnh của Ngài được thể hiện qua đoạn thơ sau:
“Đức Di Lặc ngồi trên mỏm đá
Hai chân trần dáng điệu khoan thai
Mặc cho thế sự đổi thay
Trên môi vẫn nở nụ cười không tên”.
Hay:
“Bụng lớn có thể chứa, chứa những điều không thể chứa trong thiên hạ
Tâm từ thường xả, xả những điều khó xả bỏ của thế gian”.
Mặc cho thế sự đổi thay
Trên môi vẫn nở nụ cười không tên”.
Hay:
“Bụng lớn có thể chứa, chứa những điều không thể chứa trong thiên hạ
Tâm từ thường xả, xả những điều khó xả bỏ của thế gian”.
Nụ cười không tên là nụ cười “thiền”, nụ cười của những người đã vượt ra ngoài vòng nhân ngã hơn thua, thị phi, phải trái. Thế gian vui cười là điều dễ thấy, nhưng đôi khi cũng phải cười trong nước mắt, cười trong sự tủi hờn, đau khổ.
Cái bụng to không phải vì Ngài uống nhiều bia rượu, không phải do thiếu rèn luyện cơ thể. Với cái bụng ấy, Ngài có thể chứa hết những gì mà thế gian không thể chứa. Hận thù, oan trái, tham lam, sân giận, si mê, ganh tỵ, tranh giành… Ngài đều dung chứa vào cái bụng to ấy. Vì cái bụng ấy là cái bụng của trí tuệ tánh không, trí tuệ cứu cánh. Ngài đã dùng trí tuệ Bát nhã, chiếu soi vào vạn pháp để thấy rõ bản chất duyên hợp, duyên tan, không vướng chấp vào mọi sự, mọi việc của thế gian điên đảo.
Hơn thế, nhờ lòng từ bi, bao dung Ngài có thể xả bỏ hoàn toàn những điều mà thế gian không thể buông bỏ được. Đó chính là sắc đẹp, tài sản, danh lợi, ăn ngon, ngủ kỹ.
Đến chùa, đứng trước tôn tượng Ngài, người người nên hiểu thêm về ý nghĩa này, để việc đi chùa đầu xuân mang đến nhiều lợi lạc.
Cành mai vàng, hoa đào đỏ thể hiện sắc xuân của mùa xuân dân tộc. Ngày đầu xuân, người du xuân hái lộc cũng nên tạo cho mình một nụ cười rạng ngời như hoa mai, một tâm hồn đằm thắm như hoa đào vậy. Không những thế, hoa mai còn là biểu tượng cho trí tuệ bừng sáng, rạng ngời. Hoa đào là biểu tượng cho lòng từ bi, độ lượng, lúc nào cũng sống vì tha nhân, vì lợi ích cho muôn loài. Hãy thực tập, quán chiếu để thấy mình luôn có đầy đủ vẻ đẹp của hai loài hoa tuyệt diệu trong vườn hoa dân tộc.
Cầu chúc ngày vui của dân tộc luôn hòa quyện vào ngày xuân nơi cửa Phật để hình ảnh mai vàng, đào đỏ mãi khoe sắc ngát hương trong vườn hoa giới, định, tuệ. Xin nguyện mọi người luôn biết hòa kính, yêu thương nhau, trao tặng niềm tin, nụ cười thân thiện vào ngày đầu xuân, vào trong cuộc đời để cuộc sống luôn an lạc, thế gian mãi thanh bình. Nguyện cầu hình ảnh thánh thiện của Ngài Di Lặc sẽ luôn đồng hành trong cuộc sống của tất cả chúng sinh.
Kính mừng xuân mới
Tâm Hòa
Tâm Hòa
Bài viết cùng chủ đề:
- Cuộc Sống và Những Giáo Lý Căn Bản của Phật Giáo
- Các phật tử tin tưởng gì?
- Những bài học vô lý từ lớp đa cấp
- Phật giáo Bà Rịa: Phiên họp dự kiến suy cử nhân sự nhiệm kỳ 2021-2026
- Lãnh đạo tỉnh BRVT thăm, chúc mừng Phật đản Ban Trị sự GHPGVN thành phố Bà Rịa
- Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban MTTQVN thành phố Bà Rịa, thăm Ban Trị Sự GHPGVN TP. Bà Rịa - Nhân 40 Năm GHPGVN thành lập
- Chư Tôn Đức Tăng Ni và Cư sĩ Phật tử trong BTS GHPG TP. Bà Rịa-Chúc mừng Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Bà Rịa nhân Kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân VN (22/12)
- Ban Trị Sự GHPGVN TP. Bà Rịa dự lễ Khởi Công Xây Dựng Nhà Tình Nghĩa Quân-Dân 2023
- TỊNH XÁ NGỌC PHƯỚC TRANG NGHIÊM TỔ CHỨC ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU 18.7.Qúy Mẹo-2023
- TỊNH THẤT BỬU NGỌC LIÊN-TRANG NGHIÊM TỔ CHỨC ĐẠI LỄ VU LAN 27.7.Qúy Mẹo-2023
- ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN 2024-BAN TRỊ SỰ GHPGVN TP. BÀ RỊA
- Triển Khai Hiến Chương Giáo Hội - Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn Chủ Tịch HĐTSTW
- Lễ khai mạc Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần 7 (2012-2017)
- Đại lễ Khánh Thành Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh
- Cuộc Đời và Đạo Nghiệp Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thanh Bích
- GHPGVN TP. Đà Nẵng Thiết trí Lễ đài Phật đản PL. 2560 - DL. 2016
- Diễu hành xe hoa Mừng Phật Đản PL.2562 - BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu-Cuộc Đời & Đạo Nghiệp
- Phật Giáo Thành Phố Bà Rịa - Kính Mừng Lễ Phật Đản PL: 2562 - DL: 2018
- ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK BAN TRI SỰ PHẬT GIÁO TP-BÀ RỊA -PL:2563- DL:2019 ngày 13/4/Kỷ Hợi (17/5/2019)
- CHỮ TÂM TRONG ĐẠO PHẬT-TT.THÍCH TRÍ
- Ban Từ thiện xã hội PG TP.Bà Rịa tổ chức Phiên chợ 0 đồng trước thềm xuân Giáp Thìn
- LỊCH SINH HOẠT TRƯỜNG HẠ PL.2567 - DL.2023
- Ban Trị sự GHPGVN TP.Bà Rịa tham dự Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua năm 2022
- TP.BÀ RỊA BẾ GIẢNG KHÓA AN CƯ PL.2566
- TP. Bà Rịa: Buffet chay gây quỹ ủng hộ Đại hội PG tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
- Thượng toạ Thích Kiến Tánh sinh hoạt Đại cương các bộ luật Phật giáo tại Hạ trường Chùa Long Quang
- Ni trưởng Thích Nữ Thuần Trí với chủ đề Mục đích và ý nghĩa cuộc sống tại Hạ trường Chùa Bảo Hải
- NS. Thích Nữ Linh Viên giảng Tín Tâm Minh (tiếp theo) tại Hạ trường Chùa Bảo Hải
- NT. Thích Nữ Như Từ quang lâm thăm hỏi Hạ trường Ni Chùa Bảo Hải
- ĐĐ. Thích Hoằng Trí chia sẻ pháp thoại "Thiền Tịnh bất nhị" tại Hạ trường Chùa Long Quang
- TT. Thích Thiện Thuận với pháp thoại chủ đề Tỳ-ni trong đời sống Tăng sĩ tại Hạ trường Chùa Long Quang
- HT. Thích Giác Hạnh giảng Tứ tất đàn tại Hạ trường Chùa Long Quang