Văn hóa >> Lễ hội
Những địa điểm không thể bỏ qua khi đi du lịch Tây Tạng
2. Cung điện Potala: Cung điện Potala, theo tiếng Sankrit nghĩa là cung điện của Bồ Tát. Đây là nơi sống và làm việc của các vị Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng. Muốn tham quan cung điện Potala, khách phải đăng ký hẹn giờ trước. Nơi đây kiểm tra an ninh như ở sân bay.
3. Chùa Đại Chiêu (Jokhang): Được xây dựng từ năm 693, nằm ngay tại trung tâm thành phố Lhasa, có khu vườn rộng 25.000 mét vuông và 370 phòng. Đây vừa là ngôi chùa cổ, vừa là tu viện nổi tiếng của Phật giáo Tây Tạng.
4. Tu viện Dzongchen: Hành hương Tây Tạng sẽ thiếu sót nếu bạn không ghé đến tu viện Dzongchen – “cõi Phật” thuần khiết, một trong 6 tu viện lớn theo truyền thống Phật giáo nguyên thủy ở TâyTạng.
5. Thiền viện Drepung: Thiền viện Drepung do các đệ tử của Tông Khách Ba (Tsong Kha Pa) - nhà cải cách tôn giáo lớn nhất trong lịch sử Tây Tạng - xây dựng lớn bằng cả ngôi làng, lúc cao điểm có đến 10.000 tăng sĩ từ các miền đến đây để học tập. Tông Khách Ba chính là người xây dựng Phật giáo Tây Tạng, sáng lập ra tông phái Hoàng Đạo (mũ vàng) - là tông phái của Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma ngày nay
6. Hồ nước mặn Nam-tso: Hồ Namtso (tiếng Mông Cổ là Nam Co) nằm trên đỉnh núi có tuyết phủ Nyainqentanglha, rộng 1.948 ki lô mét vuông. Đây là hồ nước mặn lớn thứ hai ở Trung Quốc, nhưng là nồ nước mặn nằm ở độ cao nhất thế giới (4.720 mét trên mực nước biển). Biển hồ nước mặn Namsto cách Lhasa 112 ki lô mét. Bạn chỉ cần đi xe ô tô, xe máy hay xe buýt là đến được.
7. Núi Hymalaya: Hiện nay, có tour đi máy bay ngắm dãy núi Hymalaya với giá vé khoảng 160 đô la Mỹ/người, cho một giờ bay.
5 ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI DU LỊCH TÂY TẠNG:
Bạn có biết vùng đất nào có nhiều tên gọi khác nhau nhất không? Bạn có biết địa danh du lịch nào huyền bí, thần tiên nhưng lại rất khắc nghiệt không? Đó chính là Tây Tạng Trung Quốc đấy ạ. Mặc dù là vùng đất tách biệt với thế giới bên ngoài, thời tiết, địa hình, cuộc sống cũng rất khắc nghiệt, nhưng hàng năm vẫn có hàng triệu lượt du khách đổ đến Tây Tạng. Và nếu bạn đang có kế hoạch chọn Tây Tạng là điểm bắt đầu cho chuyến du lịch vòng quanh thế giới của mình thì những hướng dẫn du lịch Tây Tạng Trung Quốc tự túc sau đây sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều
2. Đổi tiền trước khi đi: Ngoài mệnh giá chính là Nhân dân tệ, thì USD cũng có thể sử dụng được ở Tây Tạng. Nhưng tốt nhất bạn nên đổi tất cả tiền sang Nhân dân tệ để thuận tiện cho việc chi tiêu. Và hãy nhớ hướng dẫn du lịch Tây Tạng Trung Quốc này: Đó là đổi sẵn tiền ở Việt Nam đi, bởi nếu bạn đổi tiền ở Tây Tạng, bạn sẽ phải chịu một mức phí rất cao và nếu mang theo khoảng hơn 32.000NDT thì phải khai báo với hải quan Việt Nam trước khi xuất cảnh.
3. Chuẩn bị thật tốt về sức khỏe và tinh thần: Cao nguyên Tây Tạng nằm ở độ cao 4.900m, ngoài việc sở hữu những dãy núi cao nhất, hùng vĩ nhất thế giới như đỉnh Everest, dãy Himalaya thì vùng đất thần thánh này còn có một tổ hợp các dãy núi băng tuyết vĩnh cửu, cho nên địa hình, thời tiết và cuộc sống ở đây rất khắc nghiệt. Nếu không có một sức khỏe tốt bạn sẽ không thể khám phá được hết vẻ đẹp thần bí của vùng đất này. Theo kinh nghiệm du lịch Tây Tạng của một số khách du lịch thì đa phần du khách đến với Tây Tạng đều mắc phải một chứng bệnh đó là “sốc độ cao” do không khí loãng. Tuy nhiên, nếu bạn có sức khỏe tốt và đi tàu thay vì đi máy bay thì căn bệnh này sẽ nhẹ hơn. Do đó, trước chuyến đi Tây Tạng 1 tháng bạn hãy chăm chỉ rèn luyện thể thực và tập hít thở. Đồng thời ăn uống, nghỉ ngơi thật điều độ và khoa học để có một sức khỏe và tinh thần tốt nhất nhé.
4. Thời gian tuyệt vời nhất để đi: Đúc kết kinh nghiệm du lịch Tây Tạng Trung Quốc tự túc từ nhiều nguồn thì bạn nên đến Tây Tạng vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10. Bởi thời gian này ở Tây Tạng là mùa khô, ít mưa, đêm cũng đỡ lạnh hơn. Bên cạnh đó, tháng 4 đến tháng 10 cũng là khoảng thời gian lễ hội ở Tây Tạng. Đến đây vào khoảng thời gian này bạn sẽ có cơ hội chứng kiến đoàn người hành hương dài không thấy điểm kết thúc; rừng cây lá vàng quyến rũ cũng như tìm hiểu về phong tục, tập quán và thưởng thức ẩm thực đặc trưng của Tây Tạng. Ngoài ra, đây cũng là lúc các địa điểm du lịch Tây Tạng bước vào mùa đẹp nhất.
5. Phương tiện đến Tây Tạng: Nếu đi tàu hỏa bạn sẽ đi trên tuyến đường sắt Thanh Hoa – Tây Tạng. Không chỉ được trải nghiệm tuyến đường sắt cao nhất, dài nhất và chạy nhanh nhất thế giới trên vùng đất có băng vĩnh cửu mà còn được ngắm nhìn vạn vật, cảnh đẹp và thiên nhiên hùng vĩ của Tây Tạng qua khung cửa sổ. Đặc biệt, đến Tây Tạng bằng tàu hỏa sẽ giúp bạn làm quen dần với tình trạng không khí loãng và giảm bớt độ nguy hiểm của tình trạng sốc độ cao. Do đó, đa số du khách đều chọn kinh nghiệm du lịch Tây Tạng Trung Quốc bằng tàu hỏa, mặc dù vé của nó còn đắt gấp đôi vé máy bay. Nếu đi bằng máy, bạn nên chọn tuyến bay của các hãng Air China hoặc China Eastern. Trước khi đi hãy liên hệ đặt vé trước.
7 ĐẶC SẢN KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI ĐẾN TÂY TẠNG:
Ngoài phong cảnh tuyệt đẹp thì các món ăn cũng là điều lôi cuốn nhiều du khách đến với Tây Tạng.
2.TRÀ BƠ: Đây là thức uống chủ đạo của Tây Tạng. Nếu có thể, bạn nên tranh thủ cơ hội uống càng nhiều loại trà này càng tốt, vì nó không những ngon mà còn có dinh dưỡng rất cao, có thể kịp thời bổ sung nhiệt lượng trong những ngày du lịch bận rộn. Trà bơ giúp tiêu hóa tốt, uống vào vừa đỡ khát vừa đỡ đói, lại có thể chống cảm và giảm bớt những phản ứng do không thích nghi với không khí loãng vùng cao nguyên. Những người Tây Tạng hiếu khách luôn thích mời bạn món này, mà đã mời là không được từ chối, nếu không muốn bị mang tiếng thất lễ.
3.BÁNH TSAMPA: Đây là một trong những loại đồ ăn chính đặc sắc của Tây Tạng, được làm từ lúa mạch hoặc đậu Hà Lan sau khi đã xào chín, đánh nhuyễn với trà bơ, viên thành bánh. Cũng có thể làm với trà mặn, sữa chua hoặc rượu lúa mạch.
4. MỲ TẠNG: Ăn mỳ Tạng sướng nhất là nhấm nước dùng. Vị của nước dùng thanh thanh quyện lẫn với mùi thơm của hành, ăn miếng nào đã miếng nấy.
5.MỲ NGUỘI: Cái ngon của mỳ nguội là vị cay của tương ớt. Cách chế biến ớt của Tây Tạng chủ yếu là ngâm cùng nước, nên tương ớt có vị thanh đạm rất khó quên. Mỳ nguội thường hay ăn cùng khoai tây thái viên.
6. RƯỢU LÚA MẠCH: Rượu lúa mạch có màu vàng, vị chua ngọt, độ cồn thấp ngang bia. Cách uống rượu lúa mạch là "3 ngụm 1 ly", tức là uống một ngụm, rót đầy, lại uống một ngụm, lại rót đầy, rồi uống ngụm thứ ba, tiếp tục rót đầy, và cạn ly. Thường trên bàn rượu, chủ tiệc hay vừa hát vừa mời khách rượu.
7. SỮA CHUA: Sữa chua của Tây Tạng phân làm hai loại, "Đủ Tuyết" làm từ sữa tươi đã chế bơ, và "Thiếu Tuyết" làm từ sữa tươi chưa chế bơ.
LANTOURS cung cấp các tour du lịch Tây Tạng dành cho những phượt thủ đang gặp khó khăn trong việc xin visa và những người ưa khám phá, tìm hiểu văn hóa, ...
Mọi tư vấn cho chuyến đi vui lòng liên hệ Lantours :
Ms. Dung 093.170.8818 – Ms. Ly 093.171.8828
Website : www.hanhtrinhtamlinh.vn
Bài viết cùng chủ đề:
- Tinh thần cởi mở khoa dung của Đạo Phật
- Tưởng niệm Tổ sư Minh Đăng Quang - Còn lại những bài pháp
- Định hướng cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam
- Trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng khai giảng
- Ban Trị sự GHPGVN thành phố Bà Rịa chúc tết Thành ủy
- Đại lễ Phật đản PL.2565-DL.2021 tổ chức tại văn phòng BTS GHPGVN thành phố Bà Rịa
- Tịnh Xá Ngọc Duyên trang nghiêm tổ chức Đại lễ Vu lan Báo hiếu 6.7.Nhâm Dần - 2022
- Vu Lan Dâng Y Ca Sa-Tịnh Xá Ngọc Phước 18.7.Nhâm Dần
- CHÙA DI LẶC-ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU-MÙNG 8 THÁNG 7 NĂM GIÁP THÌN-2024
- BẢO HẢI-VU LAN BÁO HIẾU-26.7. Giáp Thìn-2024
- ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN 2024-BAN TRỊ SỰ GHPGVN TP. BÀ RỊA
- Triển Khai Hiến Chương Giáo Hội - Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn Chủ Tịch HĐTSTW
- Lễ khai mạc Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần 7 (2012-2017)
- Đại lễ Khánh Thành Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh
- Cuộc Đời và Đạo Nghiệp Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thanh Bích
- GHPGVN TP. Đà Nẵng Thiết trí Lễ đài Phật đản PL. 2560 - DL. 2016
- Diễu hành xe hoa Mừng Phật Đản PL.2562 - BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu-Cuộc Đời & Đạo Nghiệp
- Phật Giáo Thành Phố Bà Rịa - Kính Mừng Lễ Phật Đản PL: 2562 - DL: 2018
- ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK BAN TRI SỰ PHẬT GIÁO TP-BÀ RỊA -PL:2563- DL:2019 ngày 13/4/Kỷ Hợi (17/5/2019)
- CHỮ TÂM TRONG ĐẠO PHẬT-TT.THÍCH TRÍ
- Ban Từ thiện xã hội PG TP.Bà Rịa tổ chức Phiên chợ 0 đồng trước thềm xuân Giáp Thìn
- LỊCH SINH HOẠT TRƯỜNG HẠ PL.2567 - DL.2023
- Ban Trị sự GHPGVN TP.Bà Rịa tham dự Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua năm 2022
- TP.BÀ RỊA BẾ GIẢNG KHÓA AN CƯ PL.2566
- TP. Bà Rịa: Buffet chay gây quỹ ủng hộ Đại hội PG tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
- Thượng toạ Thích Kiến Tánh sinh hoạt Đại cương các bộ luật Phật giáo tại Hạ trường Chùa Long Quang
- Ni trưởng Thích Nữ Thuần Trí với chủ đề Mục đích và ý nghĩa cuộc sống tại Hạ trường Chùa Bảo Hải
- NS. Thích Nữ Linh Viên giảng Tín Tâm Minh (tiếp theo) tại Hạ trường Chùa Bảo Hải
- NT. Thích Nữ Như Từ quang lâm thăm hỏi Hạ trường Ni Chùa Bảo Hải
- ĐĐ. Thích Hoằng Trí chia sẻ pháp thoại "Thiền Tịnh bất nhị" tại Hạ trường Chùa Long Quang
- TT. Thích Thiện Thuận với pháp thoại chủ đề Tỳ-ni trong đời sống Tăng sĩ tại Hạ trường Chùa Long Quang
- HT. Thích Giác Hạnh giảng Tứ tất đàn tại Hạ trường Chùa Long Quang